Nếu bạn thường cảm thấy cơ thể uể oải, tinh thần xuống dốc khi mới ngủ dậy thì nguyên nhân có thể do bạn thức khuya. Đã đến lúc để bạn thay đổi rồi và hình thành thói quen ngủ sớm. Hãy cùng LIÊN Á giải đáp câu hỏi ngủ sớm có tác dụng gì cũng như những lợi ích khi ngủ sớm mỗi ngày.
1. Lợi ích của ngủ sớm
Tâm trạng và tinh thần tốt hơn
Tinh thần tỉnh táo tràn đầy sức sống
Buổi tối là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc và học tập mệt mỏi. Nếu bạn đi ngủ sớm, cơ thể sẽ có đủ thời gian để phục hồi và tái tạo năng lượng. Nhờ đó, sáng hôm sau bạn sẽ thức dậy với tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng hơn và bắt đầu ngày mới với nhiều sức sống.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Trong trạng thái ngủ sâu, huyết áp giảm tự nhiên, tim không phải làm việc quá sức, từ đó hạn chế tình trạng tăng huyết áp hoặc rối loạn nhịp tim. Việc ngủ đúng giờ còn làm giảm hormone gây căng thẳng giúp giảm gánh nặng lên hệ tuần hoàn. Thói quen ngủ muộn kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy tim mạn tính.
Tăng cường hệ miễn dịch
Khi ngủ sớm, hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ tạo ra các protein chống lại virus và vi khuẩn. Qua đó, giảm nguy cơ nhiễm bệnh, hạn chế cảm cúm, viêm họng và đồng thời tăng khả năng phục hồi sau bệnh.
Da đẹp hơn
Ngủ sớm còn giúp làm da trở nên khỏe mạnh và săn chắc một cách tự nhiên mà không cần dùng nhiều mỹ phẩm. Khung giờ ngủ sâu từ 23 - 2 giờ là thời gian tốt để da sản sinh collagen và tái tạo tế bào da, vì thế bạn nên đi ngủ trước 22 giờ.
Da khỏe và đẹp hơn khi ngủ đủ giấc
Khi cơ thể được nghỉ ngơi đúng giờ, làn da có điều kiện tái tạo, phục hồi và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Nếu thức khuya thường xuyên dễ khiến da xuất hiện nếp nhăn, quầng thâm và nhanh chóng lão hóa.
Giảm stress và căng thẳng
Serotonin là loại hormone giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định tâm trạng và nó dễ bị suy giảm khi bạn thiếu ngủ, khiến tinh thần dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, thậm chí trầm cảm. Ngược lại, giấc ngủ đủ và đúng giờ giúp cơ thể tái tạo serotonin hiệu quả, từ đó giữ cho tâm trí luôn bình ổn, tinh thần lạc quan, học tập và làm việc cũng trở nên tập trung hơn mỗi ngày.
Cân bằng vóc dáng
Thói quen ngủ sớm dễ duy trì vóc dáng cân đối và kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn. Khi thức muộn, cơ thể sẽ sản sinh nhiều cortisol - hormone làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy tích trữ mỡ, đặc biệt ở vùng bụng, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường type 2.
Ngủ sớm tránh cơn thèm ăn khuya
Không chỉ vậy, thiếu ngủ hay mất ngủ kéo dài còn khiến cơ thể mệt mỏi và sinh ra cảm giác lười biếng. Vì thế, nếu muốn giữ vòng eo thon gọn và sức khỏe ổn định, hãy ưu tiên lên giường trước 10 giờ tối mỗi ngày.
Tăng năng suất làm việc
Khi nghỉ ngơi đúng giờ, não bộ sẽ loại bỏ "rác thải" tích tụ trong ngày, cải thiện khả năng tập trung cũng như đưa ra quyết định nhanh chóng. Từ đó, giúp cải thiện hiệu suất học tập và làm việc, đồng thời đảm bảo cơ thể được nạp đầy năng lượng cho một ngày mới.
2. Ngủ muộn nhưng ngủ đủ giấc được không?
Dù ngủ đủ giấc, việc đi ngủ quá muộn vẫn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cơ thể bị lệch khỏi chu kỳ sinh học tự nhiên dẫn đến rối loạn nội tiết, giảm hiệu suất phục hồi tế bào và suy yếu miễn dịch.
Ngủ muộn không bao giờ là tốt cho sức khỏe
Buổi tối là thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi, việc thức khuya dẫn đến mệt mỏi kéo dài, chán nản, nặng hơn là tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch và ung thư.
3. Bí quyết để bạn ngủ sớm hơn
Lên lịch trình đi ngủ
Để tập ngủ sớm, hãy điều chỉnh chu trình ngủ từng bước, cứ mỗi lần lùi 15 đến 30 phút cho đến khi đạt mốc mong muốn. Duy trì giờ ngủ và thức cố định mỗi ngày giúp đồng hồ sinh học ổn định nhanh hơn. Tránh ngủ nướng cuối tuần và hạn chế giấc ngủ trưa quá dài, bạn chỉ nên ngủ khoảng 20 phút.
Không gian ngủ thoải mái
Nệm chất lượng giúp cải thiện giấc ngủ
Phòng ngủ cần yên tĩnh, gọn gàng và hạn chế ánh sáng để hỗ trợ giấc ngủ sâu. Nhiệt độ nên duy trì ở mức mát mẻ, khoảng 24 - 26°C. Bạn nên đầu tư vào chăn ga gối nệm để nâng cao chất lượng giấc ngủ và tạo cảm giác thư giãn khi nằm.
Để đầu óc thư giãn
Tránh dùng cà phê, trà đặc hoặc rượu bia vào buổi tối vì chúng kích thích thần kinh làm bạn khó đi vào giấc ngủ. Giảm độ sáng trong phòng, hạn chế nhìn vào màn hình điện thoại và máy tính ít nhất 1 giờ trước khi ngủ.
Giãn cơ nhẹ nhàng
Trước khi đi ngủ, nên thực hiện các bài tập nhẹ như giãn cơ như yoga hoặc thiền tĩnh để giảm căng thẳng giúp cơ thể thư giãn. Tránh tập luyện cường độ cao vào buổi tối vì dễ kích thích tim mạch và làm gián đoạn giấc ngủ.
Vận động nhẹ để giãn cơ
Nhịp sống hiện đại cùng vô số tiện ích giải trí khiến thói quen ngủ sớm trước 22 giờ trở nên khó để duy trì. Nhưng dù có bận đến đâu, hãy ưu tiên giấc ngủ của bạn là hàng đầu. LIÊN Á tin rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ ngủ sớm có tác dụng gì và hy vọng bạn sẽ bắt đầu yêu thương bản thân bằng những giấc ngủ.