Toggle Nav

Nghiến Răng Khi Ngủ - Nỗi Niềm Riêng Khó Nói

nghiến răng khi ngủ
Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Nghiến răng khi ngủ là một dạng rối loạn vận động của hàm trong giấc ngủ. Trong khi đang ngủ, hai hàm răng trên và dưới siết vào nhau một cách vô thức, phát ra âm thanh kèn kẹt khó chịu với người nằm bên đồng thời gây ra một số tác hại về răng miệng và cơ mặt cho bản thân.

    Ngủ nghiến răng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và có thể hết dần khi lớn lên. Tật nghiến răng khi ngủ ở trẻ em thường là do các nguyên nhân về thiếu chất dinh dưỡng, tình trạng sẽ cải thiện dần khi bé được bổ sung đủ chất. Nhưng vấn đề ngủ nghiến răng ở người lớn lại liên quan tới nhiều nguyên nhân hơn và khiến bạn mất tự tin, mệt mỏi.

    Tìm hiểu về hiện tượng nghiến răng khi ngủ sẽ mở ra con đường cho bạn khắc phục và cải thiện chất lượng sống.

    Tác hại của việc nghiến răng khi ngủ

    Tật ngủ nghiến răng nếu kéo dài sẽ gây ra một số vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.

    • Mất tự tin khi ngủ cùng người khác: Âm thanh phát ra do nghiến răng gây phiền toái, khó ngủ cho người nằm cạnh, từ đó bạn cũng cảm thấy lo ngại, thấp thỏm trong giấc ngủ, khó có giấc ngủ ngon cho cả hai bên.
    • Mất thẩm mỹ răng miệng: Răng bị mài mòn làm mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng ảnh hưởng tới thẩm mỹ răng và làm bạn kém tự tin. 
    • Gây ê buốt: Ở lớp ngà răng có các đầu tận cùng thần kinh nên khi gặp bất kỳ kích thích nào từ bên ngoài đều sẽ khiến bạn thấy ê buốt, khó ăn uống. 

    nghiến răng khi ngủ

    Nghiến răng khi ngủ ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống

    • Tổn thương răng: Khi liên tục bị cọ xát, mặt nhai của răng sẽ bị mòn, mẻ, dễ bị lung lay, thậm chí gãy, sứt răng. Ảnh hưởng càng nặng nề hơn với những người lắp răng giả. 
    • Mỏi cơ hàm: Do hai hàm răng cắn lại với nhau trong một thời gian dài, bạn không những cảm thấy đau mỏi hàm, co cứng các cơ hàm mà có thể còn bị rối loạn khớp thái dương hàm.
    • Đau đầu, biến dạng khuôn mặt: Đau vùng thái dương ở một hoặc cả 2 bên mặt tùy theo bên nào bị nghiến nhiều. Ngoài ra, đau thái dương cũng kèm theo các triệu chứng khác như đau tai, mệt mỏi, đau đầu, đau vai gáy, ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và chất lượng cuộc sống.

    Những yếu tố dẫn tới tình trạng ngủ nghiến răng

    Các nghiên cứu cho thấy việc nghiến răng khi ngủ có liên quan tới một số yếu tố sau:

    • Yếu tố di truyền
    • Bị căng thẳng, rối loạn tâm lý
    • Sai lệch khớp cắn, sâu răng
    • Trẻ trong giai đoạn mọc răng
    • Cơ thể thiếu một số chất như canxi, magie
    • Tác dụng phụ của một số loại thuốc về thần kinh
    • Bị mắc một số bệnh về rối loạn thần kinh trung ương như Parkinson, Down, động kinh…
    • Uống nhiều thức uống có cồn, café, hút thuốc lá khiến cơ thể sản xuất thêm nhiều adrenalin làm tật ngủ nghiến răng nặng thêm.

    Cách làm giảm chứng nghiến răng khi ngủ

    Nhìn vào những tác nhân dẫn đến ngủ nghiến răng, bạn có thể tự nhận ra một số cách để cải thiện tình trạng này.

    1. Bổ sung dinh dưỡng

    Đa dạng, đủ chất, các khoáng chất, canxi và flour cũng sẽ giúp răng chắc khỏe, chống lại các bệnh lý về răng. Đồng thời, bạn nên tắm nắng, bổ sung cả vitamin D cho cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi tốt hơn.

    nghiến răng khi ngủ

    Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

    2. Giảm căng thẳng

    Trong cuộc sống hàng ngày, lên kế hoạch cân bằng công việc và nghỉ ngơi, cân bằng tâm trạng, giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ. Có thể thử một số mẹo dân gian như một động lực tinh thần, giúp bạn giải tỏa căng thẳng: nằm gối tằm sa (ruột gối làm từ một vị thuốc đông y có nguồn gốc từ phân tằm), ăn chè đậu đen hầm với muối.

    3. Đi khám răng miệng định kỳ

    Để chăm sóc các tổn thương răng kịp thời, loại bỏ các nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng ngủ nghiến răng. Sử dụng máng chống nghiến theo chỉ định của bác sĩ.

    4. Đảm bảo giấc ngủ chất lượng, ngủ sâu

    Việc nghiến răng thường xảy ra khi ngủ không sâu giấc hoặc khi bị căng thẳng. Điều này sẽ được cải thiện nhờ giấc ngủ sâu, đi trọn vẹn các chu trình của giấc ngủ REM và NREM. Vì thế, bên cạnh việc duy trì thói quen ngủ lành mạnh, bạn cũng nên chuẩn bị giường nệm gối thật thoải mái, hỗ trợ tối đa cho cơ thể nghỉ ngơi.

    nghiến răng khi ngủ

    Chuẩn bị chỗ ngủ thoải mái

    5. Hạn chế uống cồn, nhai kẹo, cắn bút

    Các thức uống có cồn, chất kích thích thần kinh, nhất là vào buổi tối. Hạn chế việc nhai kẹo, kẹo cao su, thói quen cắn bút – là những hoạt động khiến cơ hàm quen với việc nghiến răng.

    6. Không nên nằm gối quá cao

    Khiến đầu ép xuống, siết chặt hai hàm răng lại gần nhau hơn càng tạo điều kiện cho việc nghiến răng khi ngủ. Bạn nên gối đầu trên chiếc gối êm ái, có độ đàn hồi nâng đỡ vừa phải phần đầu để đốt sống cổ thẳng với cột sống lưng trong khi phần sau của đầu hơi ngả ra. Gối cao su thiên nhiên sẽ là lựa chọn phù hợp.

    Tham khảo thêm: Nằm Gối Đúng Cách - Ngủ Ngon Khỏe Mạnh

    gối cao su thiên nhiên

    Gối cao su thiên nhiên có độ đàn hồi tốt

    Tật nghiến răng khi ngủ là nỗi niềm riêng khó nói cho ai mắc phải nhưng nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân sẽ hạn chế được rất nhiều sự khó chịu mà tật này mang lại.

    Sản phẩm liên quan