Toggle Nav

Trẹo Cổ Khi Ngủ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

trẹo cổ khi ngủ
Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Trẹo cổ khi ngủ thường xuất hiện đột ngột vào buổi sáng sau khi thức dậy, đi kèm các triệu chứng đau nhức, cứng cổ, sưng cơ cổ, tư thế đầu cúi ra trước, ngửa ra sau hoặc nghiêng về một bên, hoặc nặng hơn dẫn đến tình trạng đau đầu, đau lưng, gây ra cảm giác khó chịu khi nhai nuốt thức ăn. Tình trạng bị trẹo cổ khi ngủ dậy xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhìn chung, đây không phải chứng bệnh quá nguy hiểm. Nhưng nếu không sớm khắc phục sẽ dẫn đến nguy cơ các bệnh về xương khớp, thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Nội dung bài viết dưới đây sẽ đề cập đến cách khắc phục và phòng ngừa triệu chứng này! 

    Trẹo cổ khi ngủ xuất phát từ nguyên nhân nào? 

    Lý giải theo góc độ y học, trẹo cổ khi ngủ là tình trạng co thắt cơ trơn vùng cổ dẫn đến rối loạn vận động cơ cổ, gây ra các cơn đau thắt khi xoay cổ, ngẩng hay cúi đầu, từ đó ảnh hưởng đến tư thế, dáng người và cản trở mọi sinh hoạt, vận động hay làm việc. Phân chia theo mức độ, trẹo cổ có 2 dạng cơ bản: 

    • Trẹo cổ cấp tính: thường xảy ra khi ngủ sai tư thế do thói quen ngủ nghiêng, ngủ sấp mà không có gối chuyên dụng hỗ trợ hoặc cơ thể tự xoay trở trong lúc ngủ say, khiến cổ bị lệch, gây áp lực lên cơ cổ và dây chằng dẫn đến đau nhức. Ngoài ra, chứng trẹo cổ còn xảy ra khi gặp chấn thương đột ngột do mang vác vật nặng hoặc nhiễm lạnh khiến các hạch bạch huyết và khớp cổ viêm sưng. 
    • Trẹo cổ mãn tính: chỉ xảy ra khi bạn chưa điều trị dứt điểm các chấn thương hoặc duy trì thói quen xấu khi ngủ. Khi đó, bệnh tình sẽ khó điều trị hơn và dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng về thần kinh, cản trở sinh hoạt, thậm chí không thể nói chuyện và ăn uống như thường, không thể lái xe hay làm việc. 

    treo co anh huong loi song sinh hoatTrẹo cổ ảnh hưởng đến lối sống sinh hoạt

    Những cách chữa trẹo cổ khi ngủ đáng quan tâm 

    1. Chườm nóng / chườm lạnh 

    Đối với chứng trẹo cổ khi ngủ cấp tính, bạn có thể cải thiện trong vòng 24-48 giờ cho đến một tuần. Cách chữa trẹo cổ khi ngủ đơn giản nhất mà bạn áp dụng đó là chườm nóng hoặc chườm lạnh. Trong đó: 

    • Chườm nóng: tận dụng hơi ấm từ các túi giấm, sắn dây, muối rang đun nóng chườm lên vùng cổ bị sưng đau để tăng lưu thông tuần hoàn máu, giảm căng cơ, đau nhức, cũng như giúp thư giãn. Phương pháp này thích hợp với những người thường xuyên bị trẹo cổ hoặc đang mắc chứng thoái hóa đốt sống cổ. 
    • Chườm lạnh: giảm đau bằng phương pháp chườm lạnh không quá phức tạp, bằng cách sử dụng vải bọc đá lạnh chườm lên vùng cổ căng đau trong khoảng 10-15 phút. Phương pháp này áp dụng đối với những trường hợp trẹo cổ bộc phát, mới xuất hiện do ngủ sai tư thế để cơ thể cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. 

    2. Thư giãn cổ 

    Thông thường, khi bị trẹo cổ khi ngủ dậy, điều đầu tiên mà nhiều người sẽ thực hiện đó là vận động vùng cổ nhẹ nhàng để lấy lại vị trí đúng cho các khớp cổ, cũng như thư giãn các cơ. Các động tác được áp dụng nhiều nhất là: cúi đầu, ngửa đầu, quay sang 2 bên một cách vừa phải. 

    3. Massage, bấm huyệt 

    Massage cũng là phương pháp giảm đau, thư giãn hiệu quả khi gặp phải tình trạng trẹo cổ khi ngủ ở nhiều người. Bạn chỉ cần massage nhẹ nhàng ở các khu vực đang sưng đau, có thể kết hợp thêm dầu xoa bóp để tăng tính hiệu quả. Theo đó, dầu có tính nóng, giúp thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, tăng sự thư giãn, dễ chịu. 

    Nếu bạn không muốn có sự can thiệp của thuốc hay bất cứ điều gì khác khi chữa trị trẹo cổ mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả, an toàn, bấm huyệt là phương pháp đáng tin cậy bạn nên tiếp cận bởi tính chuyên môn cao do các nhân viên y tế có tay nghề đảm trách.  

    chua treo co bang cach massageChữa trẹo cổ bằng cách massage

    4. Tập vật lý trị liệu 

    Khắc phục tình trạng nằm ngủ bị trẹo cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu chỉ khi tình trạng bệnh kéo dài mà các phương pháp thông thường không thể chữa dứt điểm. Khi đó, bạn nên liên hệ đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ điều trị phù hợp với tình trạng trẹo cổ khi ngủ của cơ thể, thông qua các bài tập được thiết kế riêng biệt, kết hợp máy móc chuyên dụng để giảm đau và cải thiện khả năng vận động. 

    5. Phẫu thuật 

    Đây là phương pháp điều trị cuối cùng nếu tất cả các phương pháp không xâm lấn kể trên thất bại. Phẫu thuật chữa trẹo cổ sẽ tiến hành kéo dài cơ cổ, cắt dây thần kinh, sửa chữa các đốt sống cổ bất thường,… Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích vì tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí có thể tái phát và biến chứng nặng hơn,… trong khi chi phí thực hiện không hề nhỏ. 

    Phòng tránh tình trạng trẹo cổ khi ngủ ngay hôm nay 

    1. Chú ý đến thói quen sinh hoạt 

    Nhìn chung, trẹo cổ là triệu chứng bất cứ ai cũng có thể mắc phải và đây không phải căn bệnh quá nguy hiểm. Để tình trạng không tái phát, biến chứng hoặc đi xa hơn, điều chỉnh thói quen sinh hoạt là bước bạn cần khắc phục đầu tiên để tránh trường hợp sáng ngủ dậy bị trẹo cổ. Cụ thể, bạn cần chú ý giữ đầu ở đúng tư thế khi đứng, ngồi và nằm, cũng như không đột ngột xoay cổ quá mạnh. Ngoài ra, khi đi đến những nơi lạnh, ẩm thấp, bạn cần đeo thêm khăn quàng cổ, vừa giúp giữ ấm vừa tránh để hơi lạnh tác động trực tiếp lên cổ. 

    chu y tu the ngoiChú ý tư thế ngồi, nằm để hạn chế tình trạng trẹo cổ

    2. Chú ý đến tư thế ngủ 

    Ngủ sai tư thế là tình trạng thường gặp phải ở đại đa số những người bị trẹo cổ khi ngủ, chủ yếu xuất phát từ thói quen và sở thích nằm nghiêng mà chưa chọn được chiếc gối phù hợp với tư thế ngủ. Bên cạnh đó, gối ngủ quá cao hoặc quá cứng cũng là nguyên nhân dẫn đến ngủ sai tư thế, khiến các cơ căng cứng, sưng cổ một bên cùng với trẹo cổ khi thức dậy vào sáng hôm sau. Thông thường, nhiều người sẽ ngủ ngon với tư thế yêu thích, nhưng với các vấn đề sức khỏe không đảm bảo, bạn nên tìm cách khắc phục kịp thời để tránh các nguy cơ sức khỏe về sau. 

    chu y tu the ngu

    Chọn gối ngủ phù hợp

    3. Chọn những sản phẩm gối ngủ cao cấp, ổn định tư thế, duy trì đường cong sinh lý cột sống cổ 

    Thay vì loay hoay tìm cách chữa trẹo cổ khi ngủ, đề phòng trước các triệu chứng này vẫn hơn. Hơn thế, bạn không chỉ tránh được chứng trẹo cổ mà còn ngủ ngon hơn, cải thiện sắc diện, nâng cao tinh thần, giúp đời sống và công việc diễn ra trôi chảy. 

    Trong khi đó, thời gian để ngủ chiếm 1/3 thời lượng trong ngày. Giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo năng lượng, phục hồi tổn thương các tế bào trong cơ thể. Nếu khoảng thời gian nghỉ ngơi không được đầu tư cẩn thận, sức khỏe dễ bị ảnh hưởng, từ đó chất lượng cuộc sống suy giảm. Gối cao su Liên Á chính là vật dụng giúp ngủ ngon mà bạn chắc chắn cần đến để giữ tư thế ngủ tốt nhất, nâng niu vùng đầu cổ vai gáy và giữ cảm giác êm ái suốt đêm, thức dậy không đau nhức. 

    Trong đó, Liên Á còn có thiết kế đặc biệt tương ứng với tư thế ngủ, cho bạn tự do ngủ với tư thế yêu thích mà không lo đau mỏi, uể oải khi ngủ dậy: 

    • Gối cao su Peanut: thiết kế hõm phần trọng tâm, nơi tiếp xúc với vùng đầu, cùng với hai cạnh bên được chăm chút, giúp bạn thoải mái áp mặt ngủ nghiêng. 
    • Gối cao su Contour: thiết kế gợn sóng nâng đỡ đường cong sinh lý vùng cổ gáy, giảm bớt đau nhức, ngoài ra còn có tác dụng ngăn trào ngược và hạn chế ngáy ngủ. 
    • Gối cao su Convoluted: cũng có thiết kế gợn sóng như gối Contour, đặc biệt kết hợp gai massage nâng niu nhẹ các huyệt vùng đầu, tạo sự thư giãn tối đa trong suốt giấc ngủ. 

    goi cao su lien aGối cao su Liên Á hỗ trợ nâng đỡ tốt

    Trẹo cổ khi ngủ sẽ chỉ nghiêm trọng hơn khi bạn lơ là việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt và giấc ngủ. Hãy đầu tư cho giấc ngủ ngay hôm nay để ngăn chặn tình trạng trẹo cổ bạn nhé! Liên hệ ngay đến Liên Á tại hotline 18009003 để được tư vấn chọn gối ngủ phù hợp nhất!