Toggle Nav

Cúng nhập trạch là gì? Hướng dẫn cúng về nhà mới từ A - Z

cúng nhập trạch
Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Khi thay đổi nơi ở mới, nhập trạch được xem là nghi thức không thể thiếu để đánh dấu cho khởi đầu mới. Các bạn hãy cùng LIÊN Á tìm hiểu đôi nét về nghi thức cúng nhập trạch và cần chuẩn bị gì cho buổi lễ qua bài viết bên dưới nhé!

    1. Lễ nhập trạch là gì?

    Lễ nhập trạch hay lễ về nhà mới là nghi thức đánh dấu cột mốc chuyển giao đến nơi ở mới theo quan niệm truyền thống. Nghi lễ thay cho lời thành tâm của gia chủ báo cáo cho các vị thần cai quản địa phương về việc họ sẽ chuyển đến sinh sống ở nơi làm lễ, cầu mong thần linh sẽ phù trợ và ban phúc cho cả gia đình có cuộc sống an lành.

    2. Tại sao cúng nhập trạch lại quan trọng?

    Từ xa xưa, ông bà ta luôn tin rằng mỗi vùng đất đều có các vị thần linh cai quản và bảo trợ. Chính vì vậy, việc thực hiện lễ cúng mỗi khi thay đổi nơi ở được xem như lời xin phép các vị thần chấp thuận, cầu mong gia đình được bình an và hạnh phúc.

    lễ nhập trạch

    Cúng nhà mới theo truyền thống

    Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng nơi ở mới thường còn đọng lại dư âm của những năng lượng xấu. Do đó, việc thực hiện cúng nhập trạch cũng chính là cách bài trừ tà khí, thu hút năng lượng tích cực lan tỏa cho cả căn nhà.

    >>> Có thể bạn quan tâm: Cách đặt hướng giường ngủ theo tuổi vợ hay chồng

    3. Lễ cúng nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị gì?

    Để có khởi đầu mới suôn sẻ dưới sự bảo hộ và chứng giám của thần linh, nghi thức cúng nhập trạch nhà mới cần được thực hiện một cách trang trọng và chuẩn bị đầy đủ để thể hiện lòng thành kính.

    3.1 Xem ngày giờ tốt cúng nhập trạch

    Theo tín ngưỡng của người Việt, ngày nhập trạch tốt phải có sự hài hòa giữa thiên nhiên, đất đai và con người. Thực hiện nghi lễ nhập trạch vào ngày hội tụ đủ thiên thời, địa lợi và nhân hòa sẽ mang lại phúc khí cho gia chủ, gia đình êm ấm và tài chính vững mạnh.

    Cách lựa chọn ngày cúng nhập trạch

    • Giờ Hoàng Đạo: Thời điểm có vượng khí tốt khi thiên địa giao hòa.
    • Xem theo tuổi: Nhờ thầy phong thủy xem ngày giờ hợp tuổi.
    • Ứng dụng phong thủy: Tham khảo ngày giờ phù hợp theo gợi ý

    Ngày kiêng kỵ không nên nhập trạch

    Tháng

    Ngày nên tránh

    Tháng Giêng

    Ngày Ngọ

    Tháng Hai

    Ngày Mùi

    Tháng Ba

    Ngày Thân

    Tháng Tư

    Ngày Dậu

    Tháng Năm

    Ngày Tuất

    Tháng Sáu

    Ngày Hợi

    Tháng Bảy

    Ngày Tý

    Tháng Tám

    Ngày Sửu

    Tháng Chín

    Ngày Dần

    Tháng Mười

    Ngày Mão

    Tháng Mười một

    Ngày Thìn

    Tháng Chạp

    Ngày Tỵ

     

    Quan niệm tránh làm những việc quan trọng vào ngày Nguyệt kỵ (tổng chữ số bằng 5) cũng được lưu truyền từ lâu trong văn hóa người Việt. Nhiều người cho rằng ngày “nửa đầu, nửa đoạn” thường có năng lượng không ổn định nên làm việc gì cũng không được trọn vẹn.

    • Ngày Nguyệt kỵ (05, 14, 23 âm lịch)

    Bên cạnh đó, người xưa còn truyền tai nhau về những ngày Tam Nương sát làm gì cũng khó khăn, việc gì cũng dang dở do Ngọc Hoàng sai Tam Nương xuống thử lòng người.

    • Ngày Tam Nương sát (03, 07, 13, 18, 22, 27 âm lịch)

    Xem hướng nhà khi chọn ngày nhập trạch

    Phong thủy xem hướng nhà cũng là một trong những yếu tố quan trọng đáng cân nhắc khi chọn ngày làm lễ nhập trạch. Gia chủ nên chọn ngày tương sinh với hướng nhà và tránh các ngày xung khắc để tránh những điều không may mắn.

    • Nhà hướng Đông (hành Mộc): Tránh ngày Dậu, Sửu, Tỵ (hành Kim)
    • Nhà hướng Tây (hành Kim): Tránh ngày Mùi, Hợi, Mão (hành Mộc)
    • Nhà hướng Nam (hành Hỏa): Tránh ngày Tý, Thân, Thìn (hành Thủy)
    • Nhà hướng Bắc (hành Thủy): Tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất (hành Hỏa)

    3.2 Mâm cúng nhập trạch gồm những gì?

    cúng nhà mới

    Mâm cúng về nhà mới

    Mâm cúng nhập trạch cần phải chuẩn bị trang trọng, thể hiện lòng thành kính của gia chủ với thần linh khi lần đầu bước vào nhà mới. Mâm cúng cần có đầy đủ các lễ vật như:

    • Hoa tươi: Chọn loại hoa có màu sắc tươi sáng với ý nghĩa tích cực (huệ trắng, ngọc lan, cúc, hoàng lan).
    • Ngũ quả: Chọn 5 loại trái cây tươi ngon đẹp mắt chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hoặc các loại khác tùy vùng).
    • Hương (nhang): Một bó.
    • Nến cốc: Một đôi.
    • Tam sên: Tôm, cua, thịt luộc và trứng vịt.
    • Gà luộc: Một con để nguyên không chặt.
    • Xôi: Một đĩa xôi trắng hoặc xôi gấc.
    • Trầu cau: Ba miếng trầu đã được têm.
    • Muối gạo: Một đĩa đựng nửa gạo nửa muối.
    • Muối - gạo - rượu: Chuẩn bị ba hũ nhỏ đựng riêng muối, gạo và rượu trắng.
    • Trà - Rượu - Nước: Chuẩn bị ba chén nhỏ đựng trà, ba chén đựng rượu trắng và ba chén đựng nước.
    • Vàng mã (cúng ngũ phương và gia tiên):
      • 6 con ngựa giấy (mỗi con một màu) kèm mũ, kiếm, giày, quần áo (mỗi thứ 1 bộ)
      • Mũ áo quan, tào quan, tiền giấy, vàng lá, nến (mỗi thứ 5 tập)
      • Đặt lễ vật theo hướng tương ứng: Nam - Tây - giữa nhà - Bắc - Đông.

    4. Bài văn khấn cúng nhập trạch nhà mới

    Theo truyền thống lâu đời của người Việt mỗi khi tiến hành bất kỳ nghi thức cúng bái nào việc thắp hương và đọc văn khấn để trình bày với thần linh và tổ tiên là điều không thể thiếu.

    Tương tự trong lễ nhập trạch, sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm lễ cúng gia chủ cần đọc văn khấn nhập trạch gồm 2 loại:

    • Văn khấn thần linh xin nhập trạch: Nội dung văn khấn thường bao gồm việc báo cáo về việc chuyển nhà, xin phép được an cư lạc nghiệp và cầu mong sự phù hộ của các vị thần.
    • Văn khấn gia tiên khi nhập trạch: Bài văn khấn này được đọc để thông báo với tổ tiên về việc gia đình chuyển đến nhà mới.

    5. Thủ tục nhập trạch nhà mới

    • Gia chủ cần thắp hương để báo cáo với các vị thần linh và tổ tiên về việc chuyển đến nơi ở mới, để thể hiện lòng thành kính và mong muốn nhận được sự phù hộ từ bề trên.
    • Xông nhà bằng trầm hương hoặc các loại thảo dược có tác dụng thanh tẩy không gian, xua đuổi tà khí và mang lại nguồn năng lượng tích cực cho ngôi nhà tạo ra một môi trường sống trong lành và hài hòa.
    • Trong ngày nhập trạch gia chủ và các thành viên trong gia đình nên tránh nói những điều không may mắn và tiêu cực. Thay vào đó hãy giữ thái độ vui vẻ, hòa nhã và nói những lời tốt đẹp để mang lại vận khí tốt cho ngôi nhà.
    • Theo quan niệm dân gian, chiếu và bếp là những vật dụng quan trọng tượng trưng cho sự ấm no ổn định của gia đình. Do đó, chúng nên được mang vào nhà đầu tiên để mang lại may mắn và tài lộc.
    • Việc đun sôi nước và mở vòi nước chảy tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và tài lộc dồi dào. Đây cũng là cách để kích hoạt nguồn năng lượng tích cực trong ngôi nhà mới.
    • Chuông gió bằng kim loại có âm thanh vang vọng giúp xua đuổi tà khí và năng lượng tiêu cực, đồng thời khơi dậy sinh khí và nguồn năng lượng dồi dào cho ngôi nhà.
    • Việc bật đèn sáng trong 3 đêm đầu tiên sau khi nhập trạch tượng trưng cho sự ấm áp sung túc và xua đuổi tà khí, tạo ra một không gian sống tươi sáng và tràn đầy năng lượng.

    Hy vọng rằng qua những nội dung trên, bạn đã hiểu hơn về nghi lễ cúng nhập trạch cũng như cách thức chuẩn bị lễ cúng sao cho thật trang trọng. Khi chuyển sang nhà mới, việc chọn những món đồ nội thất mới cũng mang ý nghĩa tích cực về mặt phòng thủy. LIÊN Á tự hào là thương hiệu chăm sóc giấc ngủ cao cấp, các sản phẩm nội thất LIÊN Á không chỉ đa dạng mẫu mã mà còn có độ bền vượt trội giúp bạn nâng tầm không gian sống.

    Sản phẩm liên quan