Toggle Nav

Tại Sao Em Bé Ngủ Hay Vặn Mình?

bé ngủ hay vặn mình
Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Bé ngủ hay vặn mình là nỗi lo của nhiều bà mẹ. Thực tế, vặn mình khi ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường xuất hiện ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên, điều này lại khiến bé thường xuyên ngủ không sâu giấc hay thức giấc giữa chừng, nếu để tiếp diễn lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách khắc phục kịp thời, hãy cùng Liên Á tham khảo nội dung dưới đây! 

    Nguyên nhân bé ngủ hay vặn mình 

    Bé ngủ hay vặn mình là một trong những hiện tượng sinh lý chứng tỏ bé chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Khi đó, các tế bào thần kinh và tế bào vùng vỏ não của bé chưa phát triển hoàn thiện nên bé có xu hướng khoa chân múa tay liên tục và thường xuyên vặn trở mình trong giấc ngủ. Biểu hiện khi em bé ngủ hay vặn mình là gồng mình, đỏ mặt trước khi thức giấc vài phút. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi bé được vài tuần tuổi cho đến khoảng 2 tháng đầu và sẽ kết thúc hẳn khi bé được 3 – 4 tháng tuổi. 

    Theo các chuyên gia, bé vặn mình khi ngủ có 2 biểu hiện phổ biến: 

    Vặn mình do sinh lý: các yếu tố từ môi trường ngủ có tác động không nhỏ đến giấc ngủ của bé, khiến bé giật mình, vặn mình và quấy khóc. Đơn cử, môi trường ngủ không thoải mái (quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều ánh sáng, nhiều tiếng ồn hay bề mặt bé nằm quá cứng, gối đầu quá cao khiến bé khó chịu và có phản ứng tiêu cực); bé rặn tiểu, đại tiện hoặc bị ướt bỉm; bé đói bụng hoặc mặc quần áo quá chật;... 

    bé ngủ hay vặn mình

    Bé ngủ hay vặn mình là hiện tượng bình thường

    Vặn mình do bệnh lý: nếu bé ngủ vặn mình, giật mình còn kèm theo các triệu chứng như nôn trớ, ọc sữa, đổ mồ hôi trộm, kích ứng,… thì bố mẹ cần tìm cách khắc phục kịp thời để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. 

    Cơ thể bé thiếu hụt vitamin D: trường hợp này thường xuất hiện ở các bé sinh non, thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc có chế độ dinh dưỡng kém. Khi cơ thể thiếu hụt canxi, bé sẽ có những triệu chứng vặn mình, ngủ không sâu giấc, đổ mồ hôi trộm, quấy khóc về đêm, nôn trớ,… thậm chí nghiêm trọng hơn là bé có biểu hiện còi cọc, chậm phát triển.   

    Bé bị trào ngược dạ dày: trong giai đoạn sơ sinh, cơ thắt dưới thực quản của bé chưa phát triển nên rất dễ bị trào ngược. Việc bé vặn mình khi ngủ có thể khiến tình hình trở nên tệ hơn, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, chậm tăng cân,... 

    Giải pháp để bé không còn vặn mình khi ngủ 

    1. Để bé luôn thoải mái 

    Trong những năm tháng đầu đời, bé ngủ nhiều hơn thức, vì thế, bé nằm nhiều hơn. Việc vặn mình, thay đổi tư thế là cách để các cơ và hệ xương khớp của bé được thư giãn. Tuy nhiên, bố mẹ không nên lơ là, bởi vặn mình cũng là biểu hiện cho thấy bé đang khó chịu, mệt mỏi hay ướt bỉm và cần đi vệ sinh. Do đó, để khắc phục tình trạng bé ngủ hay vặn mình, bố mẹ cần quan tâm đến cảm xúc của con trước tiên. 

    Chuẩn bị không gian nghỉ ngơi êm ái: vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng sinh sôi là một trong những tác nhân khiến bé ngủ không sâu giấc, quấy khóc vì ngứa ngáy, tổn thương trên da. Do đó, bố mẹ cần giặt giũ chăn ga gối nệm cho bé thường xuyên để đảm bảo môi trường ngủ sạch sẽ, thoáng mát. Ngoài ra, trước khi đặt bé lên nệm hoặc nôi, bố mẹ cần thay tã mới, có độ thấm hút tốt, đảm bảo không thoáng, ngăn hầm bí, giúp bé sâu giấc hơn.  Bố mẹ cũng cần chuẩn bị những bộ quần áo vừa vặn với cơ thể bé, đủ độ ấm và rộng rãi tránh tình trạng chật chội, co siết khiến bé khó chịu. 

    Xoa dịu, tạo cảm giác dễ chịu cho bé: khi thấy em bé ngủ không sâu giấc hay vặn mình, bố mẹ có thể bế bé vào lòng, đong đưa hát ru để bé cảm thấy an toàn và dễ chịu. Sự tiếp xúc của bố mẹ với bé trong giai đoạn sơ sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành cảm xúc và trí tuệ của bé sau này.

    bé ngủ vặn mình

    Đảm bảo không gian ngủ thoải mái 

    2. Không áp dụng các mẹo vặt chữa vặn mình cho bé khi ngủ 

    Khi nhận thấy bé ngủ hay vặn mình, nhiều bà mẹ có xu hướng tìm kiếm các phương thức, mẹo vặt dân gian để khắc phục, như chườm nóng, đắp lá, xông hơi,… Thực tế, các mẹo vặt này chưa được kiểm định chuyên môn, nếu quá lạm dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì thế, khi bé có những biểu hiện bất thường, bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để trực tiếp thăm khám và điều trị. 

    bé ngủ thường xuyên vặn mình

    Không dùng mẹo vặt chữa vặn mình cho bé

    3. Cho bé tắm nắng thường xuyên 

    Tắm nắng là cách bổ sung canxi và phòng ngừa nguy cơ còi xương cho bé hữu hiệu, cũng như ngăn chặn tình trạng bé ngủ hay vặn mình. Ngoài ra, tắm nắng còn giúp giữ cho làn da bé sạch sẽ, tránh mắc các chứng bệnh về da như ngứa ngáy, dị ứng, nổi rôm sảy,… 

    bé ngủ vặn mình là sao

    Bố mẹ nên cho bé thường xuyên tắm nắng

    4. Đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt cho bé 

    Để cung cấp đủ nguồn canxi cho bé, mẹ không nên kiêng khem quá mức. Các loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá ngừ, các loại hạt, rau xanh, sữa bò,… là nguồn canxi dồi dào bổ sung cho sữa mẹ, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

    bé ngủ vặn mình nhiều

    Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé 

    Bộ sản phẩm giúp bé ngủ đúng tư thế, hạn chế vặn mình 

    Chăn ga gối nệm gần như đồng hành cùng bé trong phần lớn thời gian ở giai đoạn đầu đời. Chính vì thế, việc đảm bảo chăn ga gối nệm êm ái, sạch sẽ và an toàn là điều cần ưu tiên trên hết, đảm bảo bé ngủ giấc say, hạn chế quấy khóc, vặn trở mình để bố mẹ an tâm nghỉ ngơi và làm việc. 

    Với chất liệu cao su 100% thiên nhiên, nệm em bé Bambino Liên Á được người dùng tin chọn trong nhiều năm qua nhờ khả năng kháng khuẩn, côn trùng và nấm mốc ưu việt, giúp ngăn ngừa nguy cơ kích ứng, bảo vệ làn da và hệ hô hấp mong manh của bé. Hơn thế, chất liệu cao su thiên nhiên còn có độ đàn hồi lý tưởng, tạo ra mặt phẳng êm ái, ôm trọn lấy cơ thể bé, giúp cố định tư thế nằm và nâng niu hệ cơ xương nhạy cảm của bé. 

    nệm ngủ cho bé

    Xem chi tiết sản phẩm tại: Nệm em bé Bambino 

    Ngoài ra, bộ gối sơ sinh Contour cũng là sự lựa chọn không thể thiếu trong nôi bé giai đoạn đầu đời. Gối sơ sinh Contour nổi bật với thiết kế bề mặt lượn sóng theo đường cong sinh lý vùng đầu và vai cổ gáy, giúp phòng ngừa tối đa hội chứng đầu phẳng, duy trì tư thế ngủ tốt nhất cho bé, tránh ảnh hưởng đến vóc dáng sau này. Bên cạnh đó, bộ gối sơ sinh còn bao gồm 2 chiếc gối ôm xinh xắn bọc áo gối liền nhau, ngăn tình trạng bé ngủ hay vặn mình, lẫy lật, cố định tư thế nằm, đảm bảo an toàn cho bé suốt giấc ngủ. 

    gối ngủ cho bé

    Gối CONTOUR cho bé trên 2 tuổi

    Bé ngủ hay vặn mình không phải trường hợp đáng lo ngại đến sự phát triển của bé nếu bạn quan tâm và khắc phục kịp thời. Để bé lớn khôn khỏe mạnh, đừng quên đầu tư chăm sóc và có sự chuẩn bị tốt nhất cho giấc ngủ ngon của bé. Liên Á hân hạnh đồng hành cùng bạn chăm bé lớn khôn, hotline: 18009003

    Sản phẩm liên quan