Cách tẩy mùi nôn trên nệm là một thách thức lớn, đặc biệt với nệm cao su khi bạn không thể giặt nệm trực tiếp. Tuy nhiên, việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn nắm bắt được các thao tác và dung dịch vệ sinh thiết yếu, đảm bảo loại bỏ vết bẩn từ bãi nôn, cũng như khử mùi và tiêu diệt vi khuẩn triệt để. Trong bài viết dưới đây, Liên Á sẽ “bật mí” cho bạn 5 cách xử lý mùi nôn trên nệm hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà!
Bí quyết xử lý mùi nôn trên nệm nhanh chóng và hiệu quả
1. Dọn bãi nôn và giường ngủ
Bãi nôn trên nệm thường là kết quả từ một trận say bí tỉ. Nếu có con nhỏ, bạn còn phải đối mặt với tình trạng nôn trớ, tè dầm ra nệm thường xuyên của con. Trước khi thực hiện cách tẩy mùi nôn trên nệm, bạn cần dọn sạch bãi nôn bằng cách sử dụng đĩa giấy hoặc ky hốt rác cạo sạch cặn nôn bám trên nệm. Khi thao tác, bạn đừng quên đeo găng tay cao su để bảo vệ bàn tay khỏi vi khuẩn.
Về cặn nôn, bạn có thể bỏ riêng vào túi nhựa, buộc chặt và cho vào thùng rác hoặc đổ trực tiếp vào bồn cầu và dội nước. Với ky hốt rác, bạn nên dùng vòi xịt để vệ sinh.
Trước khi chuyển sang bước vệ sinh nệm, bạn cần tháo khăn trải giường, drap, chăn, kể cả áo nệm phòng trường hợp bãi nôn thấm sâu phá hủy ruột nệm bên trong. Bạn nên chọn giặt ở nhiệt độ cao để tiêu diệt mọi vi khuẩn.
Tẩy vết nốn trên nệm không phải là điều dễ dàng
2. Khử mùi nệm
Sau khi đã dọn giường, bạn cần thấm hết chất bẩn còn sót lại trong ruột nệm bằng khăn khô hoặc giẻ lau cũ. Cách thấm bẩn rất đơn giản, bạn chỉ cần cầm khăn ấn nhẹ lên vùng bãi nôn để chất lỏng thoát hết ra bên ngoài. Trong quá trình thực hiện, bạn nên tránh chà xát quá mạnh khiến chất bẩn lan rộng ra vùng xung quanh.
Kế đến, bạn có thể tiếp cận các cách tẩy mùi nôn trên nệm từ các chất vệ sinh chuyên dụng như bột baking soda, cồn 90 độ, nước rửa bát, kem đánh răng,… Đây là những chất dễ tìm và có khả năng tẩy rửa hiệu quả, giúp loại bỏ nhanh mùi hôi tích tụ trong nệm, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của bạn. Khi thực hiện, bạn chỉ cần cho các chất này trực tiếp lên vùng nệm dính bãi nôn, lưu ý các chất này cần thời gian để thẩm thấu và khử mùi, nên bạn sẽ phải chờ một khoảng thời gian, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào loại chất bạn dùng. Sau đó, bạn có thể dùng máy hút bụi để hút sạch cặn bẩn.
Khử mùi nôn trên nệm
3. Xử lý vết ố vàng và khử trùng nệm
Vết ố vàng là nỗi lo thường trực khi sử dụng nệm lâu năm, đặc biệt sau khi nệm dính phải bãi nôn. Tuy nhiên, với các phương pháp vệ sinh đơn giản tại nhà, bạn có thể thoát khỏi nỗi lo này một cách dễ dàng.
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một dung dịch tẩy rửa chuyên dụng với thành phần bao gồm giấm trắng và nước ấm hòa vào nhau theo dung tích 237ml và cho vào bình xịt. Để nệm sạch hơn, bạn có thể pha thêm 5ml nước xà phòng vào dung dịch trên, sau đó xịt trực tiếp lên vùng nệm bị ố vàng. Bạn nên thực hiện thao tác này nhiều lần cho đến khi vết ố vàng mờ dần và biến mất hoàn toàn. Tiếp đến, bạn dùng khăn sạch và có khả năng thấm hút tốt để hút sạch chất lỏng dư thừa còn sót lại. Đây là cách tẩy mùi nôn trên nệm phổ biến nhất. Bạn có thể dùng thêm cồn hoặc nước rửa tay không mùi để diệt khuẩn trên nệm.
Để nệm khô sau khi tẩy vết bẩn
4. Phơi nệm để loại bỏ triệt để vi khuẩn, nấm mốc
Không riêng nệm cao su thiên nhiên, với bất kỳ loại nệm nào, bạn cũng đều không nên phơi nệm trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc hong khô với nhiệt độ cao vì sẽ khiến tuổi thọ nệm suy giảm. Theo đó, cách tẩy mùi nôn trên nệm và loại bỏ triệt để vi khuẩn, nấm mốc tốt hơn là để nệm khô tự nhiên trong ít nhất 6 – 8 tiếng. Để nệm khô hoàn toàn, bạn có thể bật quạt trần có hướng gió thổi từ trên cao xuống hoặc đặt nệm gần cửa sổ. Trong quá trình thực hiện, bạn cần phải đảm bảo trẻ em và thú cưng không đến gần nệm.
5 cách tẩy mùi nôn trên nệm đơn giản
Khi chọn ngủ nệm, đặc biệt là nệm cao su, bạn chấp nhận một điều rằng sẽ rất khó để vệ sinh và bảo quản nệm. Nếu chẳng may nệm bị dính bãi nôn, 5 cách tẩy mùi nôn trên nệm đơn giản từ các chất dễ tìm thấy tại nhà dưới đây sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bạn:
Baking soda: baking soda hay còn gọi là muối nở được biết đến là một chất có công dụng khử mùi tuyệt vời và khả năng đánh bay mọi vết bẩn. Hơn thế, loại muối này còn rất dễ tìm và có giá thành rẻ. Khi thực hiện khử mùi nôn trên nệm bằng baking soda, trước tiên, bạn cần dùng khăn mềm để thấm hết nước bẩn, sau đó cho một lượng muối phù hợp lên vùng nệm bẩn và để trong ít nhất 8 tiếng để chúng khô hoàn toàn. Cuối cùng, bạn dùng máy hút bụi để hút sạch muối còn lẩn bên trong ruột nệm.
Cồn 90 độ: cách tẩy mùi nôn trên nệm bằng cồn 90 độ cũng tương tự với khi sử dụng baking soda. Bạn cần dùng khăn mềm để thấm sạch nước bẩn trước tiên, sau đó đổ nước lên vùng nệm bẩn và tiếp tục dùng khăn khô để đẩy hết nước bẩn trong nệm ra bên ngoài. Tiếp theo, bạn xịt cồn 90 độ lên nệm và để nệm khô tự nhiên. Cồn 90 độ có thành phần an toàn với người sử dụng và được nhiều người tin dùng nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong thời gian ngắn và khử mùi hôi khó chịu.
Nên xử lý vết nôn ngay để tránh ố vàng
Nước rửa chén và giấm trắng: đây là cách khử mùi nôn trên nệm khá thông dụng và có hiệu quả cao. Đầu tiên, bạn dùng hỗn hợp giấm trắng và nước lau lên vùng nệm dính bãi nôn và chờ trong 30 – 60 phút để khử mùi hôi khó chịu. Với cách này, bạn sẽ cần dùng kết hợp bột bắp, cách dùng bột bắp để khử mùi tương tự với baking soda, bạn cần pha bột bắp với nước thành hỗn hợp sệt và thoa lên nệm, chờ hỗn hợp khô lại bạn dùng máy hút bụi để vệ sinh nệm sạch sẽ. Để loại bỏ mùi triệt để, bước cuối cùng bạn dùng hỗn hợp nước rửa chén và giấm trắng đổ lên nệm và giữ khoảng 30 – 45 phút và lau lại bằng khăn mềm.
Kem đánh răng: ngoài khả năng làm sạch răng miệng, kem đánh răng còn là chất tẩy mùi hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Đối với nệm dính bãi nôn, sau khi thấm hết nước bẩn ra ngoài, bạn bôi kem đánh răng lên nệm và để yên trong 15 – 20 phút để khử sạch mùi hôi. Cuối cùng, bạn cần dùng khăn sạch thấm nước ấm lau nệm lần nữa và hong khô nệm.
Máy giặt cầm tay: đây là cách đơn giản và tiết kiệm nhiều thời gian nhất. Máy giặt cầm tay có thiết kế nhỏ gọn với nguồn nước áp suất lớn, nhanh chóng rửa trôi mọi vết bẩn và khử mùi hôi khó chịu trên nệm.
5 cách kể trên không chỉ giúp đánh bay vết bẩn và mùi hôi trên nệm mà còn là cách khử mùi nôn trong phòng ngủ hiệu quả, giữ bầu không khí thanh sạch và trong lành cho không gian nghỉ ngơi thư thái.
Giải pháp bảo vệ nệm, duy trì phom dáng và kéo dài tuổi thọ
Bạn đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua một tấm nệm mới, vậy làm thế nào để nệm ngủ luôn duy trì phom dáng và kéo dài tuổi thọ, cũng như không bị ảnh hưởng trước bất cứ sự cố nào như vô ý làm đổ nước, tè dầm hay nôn mửa lên nệm? Tấm bảo vệ nệm Liên Á chính là câu trả lời dành cho bạn.
Sử dụng tấm bảo vệ nệm Liên Á
Thay vì phải tìm kiếm các cách tẩy mùi nôn trên nệm, với tấm bảo vệ nệm, bạn sẽ được:
Tấm bảo vệ nệm phủ vừa vặn với bề mặt nệm, tạo thành một lá chắn ngăn bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, nước bẩn,… xâm nhập vào sâu trong ruột nệm, duy trì chất lượng bền bỉ;
Mang đến sự nâng đỡ êm ái, mềm mại, nuông chiều cơ thể, cho giấc ngủ sâu, thư giãn tối đa;
Có thể tháo rời và giặt sạch dễ dàng, giữ nệm luôn sạch sẽ, an toàn và vững chãi.
Cách tẩy mùi nôn trên nệm hiệu quả nhất là khi thao tác kịp thời thông qua các phương pháp vệ sinh thông dụng. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo quản nệm và chăm sóc không gian nghỉ ngơi tinh tươm hơn. Để đảm bảo tuổi thọ nệm tối đa, liên hệ ngay đến Liên Á tại hotline: 18009003, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn!