Ô nhiễm tiếng ồn ngày càng phổ biến, đặc biệt trong các khu dân cư và chung cư cao tầng. Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ và sự yên tĩnh cần thiết, việc thi công cách âm cho phòng ngủ là giải pháp nên được ưu tiên. LIÊN Á gợi ý cho bạn những vật liệu cách âm phòng ngủ hiệu quả, giúp không gian sống trở nên riêng tư và thoải mái hơn mỗi ngày.
1. Tiêu chuẩn làm cách âm phòng ngủ
Tiêu chuẩn làm cách âm phòng ngủ cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Khả năng ngăn âm hiệu quả: Tường, trần và sàn phải được xử lý bằng các vật liệu cách âm chuyên dụng để hạn chế tối đa âm thanh từ bên ngoài.
- Khả năng tiêu âm bên trong: Âm thanh phát ra từ phòng không bị vang ra ngoài. Đây là yếu tố quan trọng nếu phòng có sử dụng thiết bị âm thanh lớn hoặc cần sự riêng tư cao.
- Vật liệu cách âm đúng quy chuẩn: Nên ưu tiên sử dụng các loại tấm cách âm phòng ngủ có khả năng hấp thụ âm và cản âm tốt.
- Độ dày và kết cấu tường: Tường cách âm phải có độ dày tối thiểu theo tiêu chuẩn, thường từ 10 - 15cm tùy theo loại vật liệu sử dụng. Bức tường cần chắc chắn, không rỗng bên trong và được thi công kín để tránh hiện tượng rò âm.
- Thi công đảm bảo thẩm mỹ: Các vật liệu như dán cách âm phòng ngủ cần được lắp đặt gọn gàng, đồng bộ với tổng thể thiết kế nội thất.
- An toàn kỹ thuật trong thi công: Khi thi công, cần đảm bảo hệ thống dây điện ngầm, thiết bị điều khiển hoặc đèn chiếu sáng vẫn hoạt động an toàn.
2. Các vật liệu cách âm phòng ngủ phổ biến
2.1 PU Foam cách âm
PU Foam là vật liệu cách âm hiệu suất cao, cấu tạo từ Polyols và Isocyanate. Với cấu trúc ô mở đặc trưng, âm thanh khi đi qua bị phân tán liên tục giúp giảm tiếng ồn hiệu quả. Khi phun trực tiếp lên tường hoặc trần thì lớp bọt nở đều, bám dính chặt và lấp kín các khe hở.
PU Foam cách âm
Hệ số cách âm đạt đến 23dB, phù hợp cho không gian cần sự yên tĩnh tuyệt đối như phòng ngủ. Độ bền có thể kéo dài hàng chục năm, thích hợp cho cả công trình mới xây và cải tạo.
2.2 Tấm Takani cách âm
Tấm Takani (Nguồn: Sưu tầm)
Tấm Takani cấu tạo từ lõi PIR (cảm biến hồng ngoại thụ động) với mật độ lỗ khí dày đặc, kết hợp hai lớp xi măng polyme ở hai mặt với hiệu quả cách âm ổn định đạt mức 23,08dB. Ngoài khả năng cản âm, Takani còn nổi bật với tính năng cách nhiệt, chống cháy, chống thấm và độ bền sử dụng lên tới 70 năm.
2.3 Thạch cao cách âm
Trần thạch cao cách âm được thi công từ hệ khung xương, kết hợp với các tấm thạch cao và lớp vật liệu tiêu âm như cao su non, bông thủy tinh hoặc Polystyrene. Hiệu suất cách âm của hệ trần này cao hơn tường gạch truyền thống từ 2 đến 3 lần.
Thạch cao
Tuy nhiên, thạch cao có khả năng chống ẩm thấp, dễ ngả màu nếu môi trường ẩm và yêu cầu kỹ thuật thi công chuẩn để đạt hiệu quả sử dụng lâu dài.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu cửa sổ phòng ngủ đẹp nâng tầm không gian nghỉ ngơi
2.4 Bông thủy tinh cách âm
Bông thủy tinh là vật liệu cách âm hiệu quả, cấu tạo từ sợi thủy tinh tổng hợp có nguồn gốc từ đá, xỉ và đất sét. Bên trong có mạng lưới kẽ hở dày đặc, giúp hấp thụ và phân tán âm thanh khi truyền qua tường, trần hoặc khe cửa. Nhờ khả năng chịu nhiệt cao và chống cháy ổn định, bông thủy tinh thường được ứng dụng cho phòng ngủ cần hạn chế tiếng ồn.
Bông thủy tinh cách âm (Nguồn: Sưu tầm)
Tuy nhiên, trong quá trình thi công, sợi bông dễ bay vào không khí gây kích ứng da hoặc mắt nếu không có biện pháp bảo hộ phù hợp. Sau thời gian dài sử dụng, vật liệu có thể xuống cấp, ảnh hưởng đến hiệu quả cách âm và tính thẩm mỹ của không gian.
2.5 Xốp cách âm
Xốp cách âm là vật liệu tổng hợp từ polystyrene, thường được sử dụng để xử lý âm cho tường và trần phòng ngủ. Với cấu trúc gồm hàng nghìn lỗ nhỏ li ti, lớp xốp hấp thụ âm thanh thay vì phản xạ giúp giảm tiếng ồn từ bên ngoài cũng như hạn chế âm thanh truyền ra ngoài.
Xốp cách âm
Điểm hạn chế của xốp cách âm là không có tính năng chống cháy, độ bền giới hạn và khả năng chịu lực kém. Việc vận chuyển các tấm xốp kích thước lớn cũng làm tăng chi phí nếu thi công trên diện rộng.
2.6 Cao su non cách âm
Cao su non có cấu trúc dạng tổ ong với các lỗ nhỏ liên kết chặt chẽ cho phép vật liệu hấp thụ và triệt tiêu âm thanh hiệu quả. Ngoài khả năng tiêu âm, cao su non còn chống thấm nước, chống cháy lan và hạn chế tĩnh điện.
Cao su non (Nguồn: Sưu tầm)
Cao su non độ đàn hồi tốt, bền lâu, khó bị biến dạng và không bị ăn mòn theo thời gian. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho cao su non tương đối cao, chỉ phù hợp hơn với các công trình yêu cầu hiệu suất cách âm vượt trội và ngân sách thi công đủ lớn.
2.7 Miếng dán cách âm
Miếng dán cách âm cho tường phòng ngủ được thiết kế từ lớp xốp mềm có bề mặt lồi lõm, giúp hấp thụ và phản xạ âm thanh ngay tại bề mặt tiếp xúc. Sản phẩm dễ thi công, phù hợp cho những không gian cần xử lý tiếng ồn nhẹ với chi phí thấp.
Miếng dán cách âm (Nguồn: Sưu tầm)
Miếng dán thường tích hợp sẵn lớp keo dán tiện lợi, mẫu mã đa dạng và dễ phối hợp với nhiều phong cách nội thất. Tuy nhiên, hiệu quả cách âm ở mức cơ bản, tuổi thọ ngắn và dễ bong tróc nếu dán lên bề mặt ẩm ướt hoặc môi trường có độ ẩm cao.
2.8 Sơn cách âm
Sơn cách âm là loại sơn nước có chứa các hạt vi mô có khả năng hấp thụ âm thanh ở mức tần số trung bình, phù hợp với phòng ngủ chung cư, phòng trẻ em hoặc không gian sinh hoạt yêu cầu mức độ yên tĩnh vừa phải.
Sơn cách âm
Sơn dễ thi công, giữ được tính thẩm mỹ cao mà không ảnh hưởng đến tổng thể thiết kế nội thất. Do hiệu quả cách âm không cao, sơn cách âm thường được kết hợp cùng các vật liệu như mút xốp, rèm dày hoặc cao su non để nâng cao khả năng tiêu âm tổng thể.
2.9 Kính cách âm
Kính cách âm
Kính cách âm được sản xuất từ kính cường lực, có khả năng giảm thiểu tiếng ồn hiệu quả, đồng thời ngăn bụi và cho phép ánh sáng tự nhiên đi vào phòng. Nhờ bề mặt phẳng cùng độ trong suốt cao mà không gian trở nên thoáng đãng và hiện đại hơn.
2.10 Gỗ tiêu âm
Gỗ tiêu âm
Gỗ tiêu âm có khả năng hấp thụ âm thanh hiệu quả ở dải tần trung và cao. Bề mặt thường được thiết kế dạng rãnh hoặc đục lỗ nhằm giảm hiện tượng âm dội và vọng lại trong phòng. Với chi phí thi công tương đối cao, gỗ tiêu âm chỉ phù hợp với các phòng ngủ yêu cầu cao về thiết kế và chất lượng âm thanh.
3. Lưu ý gì khi chọn vật liệu cách âm phòng ngủ?
- Đảm bảo an toàn điện và phòng cháy: Phòng được cách âm kín sẽ hạn chế âm thanh lọt ra ngoài, đồng thời cũng sẽ khó phát hiện sự cố. Vì vậy, cần ưu tiên sử dụng vật liệu có khả năng chống cháy như PU Foam, tấm Takani, bông thủy tinh. Đồng thời, nên kiểm tra hệ thống điện, thay mới công tắc hoặc dây dẫn cũ, tránh đi âm dây điện bên trong lớp cách âm nếu không cần thiết.
- Kết hợp tiêu âm khi cần thiết: Cách âm chỉ ngăn âm thanh truyền ra ngoài, còn tiêu âm cản đươc âm dội trong phòng. Với những không gian kín, nên bổ sung các vật liệu tiêu âm như mút trứng, vải nỉ hoặc gỗ tiêu âm để tránh cảm giác ù và khó chịu.
- Thông thoáng và khử mùi: Phòng ngủ cách âm thường kín, dễ gây bí và tích mùi nên cần bố trí thêm hệ thống điều hòa, quạt thông gió hoặc máy lọc không khí để duy trì sự thoải mái trong quá trình sử dụng.
- Chú trọng thẩm mỹ: Lớp vật liệu cách âm cần được thi công gọn gàng, đồng bộ với phong cách nội thất. Nên chọn đơn vị có kinh nghiệm thi công để đảm bảo cả hiệu quả cách âm lẫn tính thẩm mỹ tổng thể.
Việc lựa chọn đúng vật liệu cách âm phòng ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao trải nghiệm sống trong không gian riêng tư. Tùy theo nhu cầu sử dụng và mức đầu tư, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các phương án phù hợp để xử lý tiếng ồn hiệu quả. LIÊN Á hy vọng bạn đã có thể chọn được vật liệu tốt để tạo nên một phòng ngủ yên tĩnh, an toàn và thoải mái cho cả gia đình.