Toggle Nav

CÁCH GIẶT NỆM EM BÉ TẠI NHÀ

CÁCH GIẶT NỆM EM BÉ TẠI NHÀ
Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Theo các chuyên gia nhi khoa, trong những năm tháng đầu đời, em bé thường dành khoảng 14-17 giờ một ngày để ngủ và thư giãn. Chính vì thế, chiếc nôi, phòng ngủ và tấm nệm được xem là “không gian hạnh phúc” nhất của các bé trong giai đoạn này. Đây là nơi bé cảm thấy bình yên, hạnh phúc và thư giãn nhất.

    Tuy nhiên, mẹ có biết đây cũng là nơi dễ tích tụ bụi bẩn và các loài vi khuẩn gây hại cho làn da non nớt của bé nếu mẹ không vệ sinh thường xuyên? Để giúp các bé luôn ngủ ngon, mẹ luôn yên tâm, các chuyên gia Liên Á khuyên mẹ nên chú ý đến việc vệ sinh phòng ngủ, thay chăn drap mới và đặc biệt là giặt nệm định kỳ cho bé.

    cách giặt nệm em bé

    GIẶT NỆM THƯỜNG XUYÊN ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA BÉ

    Trong độ tuổi sơ sinh (0-2 tuổi), đặc biệt trong 1000 ngày đầu đời, phần lớn thời gian trong ngày, em bé sinh hoạt ở trong nôi hoặc nệm ngủ. Chính vì thế yêu cầu về an toàn, vệ sinh tại phòng phủ, nôi hay nệm là một trong những yêu cầu tiên quyết, giúp bé có những trải nghiệm yên bình và hạnh phúc đầu đời.

    Giặt nệm thường xuyên và thay drap hàng ngày sẽ giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe của bé tốt hơn khỏi những nguy cơ gây bệnh như bụi bẩn, vi khuẩn hay thậm chí là những loài sinh vật rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường trú ngụ ở bên trong nệm ngủ như mạt nhà, mạt bụi gỗ.

    giặt nệm em bé

    1. Giặt nệm bằng nước sạch hoặc các sản phẩm không chứa chất tẩy rửa, an toàn đối với làn da nhạy cảm của bé

    Mặc dù có cấu trúc giống như da của người lớn nhưng da của em bé thường mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn vì các chức năng của các lớp biểu bì chưa được hoàn thiện. Da bé sẽ mất nước nhanh hơn, mỏng hơn, nhạy cảm hơn, chưa thể tự kiểm soát nhiệt độ và đặc biệt là dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là về da liễu.

    phương pháp giặt nệm em bé

    Độ pH của lớp màng axit cũng có vai trò rất quan trọng trong những năm đầu đời của bé. Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia, lớp màng này của em bé chỉ có độ pH là 5.5 (so với da người lớn là 6.2). Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu sử dụng trên cơ thể hay đối với vật dụng xung quanh bé những sản phẩm dịu nhẹ, ít có chất tẩy rửa và có độ pH tương thích để nhằm ngăn chặn tình trạng khô da hay tác động từ các vi sinh vật có hại trong da. Cha mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, thân thiện với thiên nhiên hoặc thông qua các tiêu chí kiểm định, chứng nhận an toàn và không gây kích ứng cho da bé.

    1. Giặt nệm giúp giảm thiểu nấm mốc, mùi ẩm và các sinh vật gây hại

    Bé nhỏ hay tè dầm hoặc gây vấy bẩn tả sữa ra nệm. Bên cạnh đó, mồ hôi hay các bụi bẩn lâu ngày cũng tạo nên một môi trường lý tưởng cho các loài sinh vật gây hại như mạt nhà cư trú, sinh sôi và phát triển...

    làn da của bé bị di ứng

    Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây nổi mẩn đỏ, kích ứng, gây ngứa ngáy trên làn da mẩn cảm của em bé, khiến bé khó ngủ và quấy khóc. Quan trọng hơn, không chỉ làm ảnh hưởng đến làn da mà mạt nhà còn có tác hại đến đường hô hấp của bé như gây dị ứng ở mắt và ở mũi, gây ra hen phế quản, bệnh chàm (eczema) với mụn nước, ban đỏ mẩn ngứa khắp cơ thể; gây viêm da cơ địa và các bội nhiễm nghiêm trọng.

    Chính vì thế, việc giặt nệm thay drap định kỳ sẽ giúp xoá bỏ những vết bẩn gây mùi, mang lại không gian nghỉ ngơi trong lành cho bé.

    CÙNG LIÊN Á GIẶT NỆM EM BÉ TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN, DỄ THỰC HIỆN

    Việc giặt nệm tuy rất quan trọng nhưng lại dễ dàng thực hiện. Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể chủ động giặt nệm em bé tại nhà với vài thao tác và vật dụng đơn giảnvà an toàn. Hãy cùng Liên Á xem qua những bước  giặt nệm em bé tại nhà đơn giản và dễ thực hiện bên dưới nhé:

    sức khỏe của trẻ sơ sinh

    Bước 1: Tháo áo nệm

    Bước 2: Xử lý vết bẩn

    Lấy khăn khô thấm hút hết vết bẩn (sữa, nước dơ) Lấy khăn ướt “dậm” trên vết bẩn 2-3 lần Lấy khăn khô sạch lau kỹ lại vết bẩn

    1. Dùng khăn khô ấn mạnh xuống nệm cho nước hút hết vào khăn (sữa, nước dơ...)
    2. Sau đó dùng khăn ướt lau trên bề mặt vết bẩn từ 2-3 lần
    3. Dùng khăn khô thấm khô lại lần nữa

    Bước 3: Thổi khô nệm 

    Dùng quạt thổi khô, hong thoáng tự nhiên, để nệm nghiêng để gió quạt làm thông thoáng mọi vị trí để không khí lưu thông, giảm mùi đến khi nệm khô hẳn

    Lưu ý: Không giặt nệm hoặc phơi nệm dưới ánh nắng mặt trời vì ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng nệm

    Bước 4: Giặt áo nệm

    Sử dụng xà bông chuyên dụng cho bé có hương thơm tự nhiên, không có chất tẩy rửa, nhẹ dịu với làn da, không gây kích ứng, có độ pH 5.5 tương thích với làn da em bé.

    Bước 5: Mặc lại áo nệm

    Các bậc phụ huynh cũng nên chuẩn bị cho bé từ 2 - 4 bộ drap để thực hiện thay đổi luân phiên, đảm bảo vệ sinh không gian ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát.

    Việc giặt nệm, vệ sinh phòng ngủ và thay drap định kỳ không chỉ mang đến cho bé yêu một không gian nghỉ ngơi thoáng mát, sạch sẽ và an toàn mà còn mang đến sự an tâm cho mẹ. Nệm sạch và mát, con tròn giấc ngủ, mẹ trọn an tâm.