Phòng bếp là nơi giữ lửa cho tổ ấm, nơi cả gia đình cùng quây quần bên những bữa ăn ngon. Khi thiết kế phòng bếp cần đảm bảo sự tiện lợi, đồng thời chú trọng đến yếu tố thẩm mỹ và cách bố trí phù hợp với không gian sống. Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng cho một nhà bếp đẹp, hãy cùng LIÊN Á tham khảo các mẫu thiết kế nổi bật dưới đây nhé!
1. Lý do cần thiết kế phòng bếp đẹp?
- Tăng hiệu quả sử dụng: Phòng bếp được bố trí hợp lý sẽ tạo thuận tiện khi nấu nướng, tiết kiệm thời gian và công sức.
- Giữ không gian gọn gàng: Thiết kế thông minh với kệ tủ lưu trữ, kệ treo, ngăn kéo đa năng giúp phòng bếp luôn ngăn nắp.
- Tăng tính thẩm mỹ: Một nhà bếp đẹp sẽ góp phần hoàn thiện tổng thể nội thất, tạo cảm giác hài hòa và dễ chịu.
- Tạo cảm hứng nấu ăn: Không gian bếp thoải mái, tiện nghi để việc nấu ăn trở nên thú vị hơn.
- Tối ưu diện tích sử dụng: Dù bếp lớn hay nhỏ đều cần thiết kế hợp lý, tận dụng từng khoảng trống hiệu quả mà không gây rối mắt.
2. Các nguyên tắc để thiết kế bếp đẹp
Bố trí màu sắc hợp lý
Tông sáng phù hợp với không gian nhỏ hẹp, tạo hiệu ứng mở và tăng độ thoáng. Tông tối mang lại vẻ hiện đại với phong cách tối giản. Khi sử dụng gam tối làm chủ đạo, nên cân đối bằng điểm nhấn sáng ở nội thất tủ, mặt bếp hoặc phụ kiện để tránh cảm giác nặng nề. Việc phối màu cần đồng nhất với tổng thể nội thất, đặc biệt nếu bếp liền kề phòng khách.
Sắp xếp theo tam giác bếp
Nguyên tắc tam giác trong thiết kế bếp tập trung vào ba điểm chính: tủ lạnh, bồn rửa và khu vực nấu. Khoảng cách giữa ba điểm này nên giới hạn trong 6 mét để đảm bảo dễ di chuyển.
Bố cục hợp lý để gia chủ dễ nấu ăn hơn
Với tủ bếp chữ U, bố cục hiệu quả nhất là đặt bồn rửa ở trung tâm, hai bên là tủ lạnh và bếp nấu đối xứng. Trong khi đó, tủ bếp chữ L phù hợp với cách bố trí bồn rửa và tủ lạnh cùng một cạnh, bếp nấu sẽ ở cạnh còn lại.
Giữ các dụng cụ bếp gọn gàng
Gia chủ có thể tận dụng tủ âm tường, ngăn kéo hay kệ treo tường giúp tối ưu không gian lưu trữ, tránh để dụng cụ nấu nướng bừa bộn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách chọn kích thước ghế ăn tiêu chuẩn, bạn có biết?
Phòng bếp bố trí ánh sáng hợp lý
Ánh sáng phòng bếp nên dùng màu trắng
Khu vực bồn rửa, mặt bếp và tủ đựng đồ nên sử dụng ánh sáng trắng. Còn với bàn ăn hoặc khu vực trung tâm, có thể đèn trần ánh sáng vàng giúp tăng tính thẩm mỹ và mang lại cảm giác gần gũi.
Lựa chọn gạch ốp sàn bếp
Sàn bếp cần sử dụng vật liệu bền, chống thấm và dễ làm sạch do thường xuyên tiếp xúc với nước, dầu mỡ và vụn thực phẩm. Bề mặt nên chọn loại nhẵn bóng để việc lau dọn nhanh chóng, hạn chế bám bẩn. Màu sắc và họa tiết sàn cũng cần đồng nhất với tổng thể không gian, đảm bảo tính thẩm mỹ trong thiết kế.
2. Các mẫu thiết kế phòng bếp hiện đại
2.1 Thiết kế phòng bếp không gian mở
Phòng bếp với không gian mở
Thiết kế phòng bếp liền phòng khách theo không gian mở tạo cảm giác rộng rãi, liền mạch và thuận tiện khi sinh hoạt. Không khí lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng ẩm thấp cũng như mùi thức ăn dễ thoát hơn.
2.2 Thiết kế phòng bếp đa năng
Phòng bếp kết hợp thiết bị thông minh
Các tủ ray trượt, giá kéo đa năng hoặc ngăn nâng hạ được tích hợp giúp thao tác dễ dàng và hạn chế lộn xộn. Thay vì chia nhỏ thành nhiều ngăn cố định như trước, tủ bếp giờ đây có thể tận dụng tối đa diện tích mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ tổng thể cho phòng bếp.
2.3 Thiết kế phòng bếp tông màu tối
Phòng bếp với tông màu tối
Các tông như xám, đen hoặc nâu trầm giúp không gian bếp trông sang trọng và tinh tế hơn. Khi kết hợp với phong cách nội thất đơn giản hay chất liệu gỗ dễ lau chùi, nhà bếp sẽ giữ được sự cân bằng giữa công năng và tính thẩm mỹ.
2.4 Thiết kế phòng bếp với phong cách cổ điển
Phong cách cổ điển dịu nhẹ
Phong cách cổ điển thường sử dụng gam màu trung tính để tạo cảm giác ấm cúng và nền nã. Đèn chiếu sáng dịu nhẹ, tranh trang trí hoặc các chi tiết gỗ chạm khắc giúp không gian thêm điểm nhấn mà vẫn giữ được sự hài hòa.
2.5 Thiết kế phòng bếp tích hợp quầy bar
Phòng bếp tích hợp quầy bar sang trọng
Bếp kết hợp quầy bar là lựa chọn hiệu quả cho không gian nhỏ hoặc kiểu bố trí liên thông giữa bếp và phòng khách. Quầy bar vừa đóng vai trò làm bàn phụ để chuẩn bị hoặc thưởng thức món ăn với thiết kế quầy cao hơn mặt bếp. Để tăng gu thẩm mỹ, gia chủ có thể thiết kế tủ rượu âm tường hay giá treo ly kế bên.
3. Các kiểu nhà bếp hiện đại
3.1 Bếp chữ L
Thiết kế bếp theo dáng chữ L luôn có mặt trong hầu hết các hộ gia đình Việt. Hai cạnh bếp vuông góc hỗ trợ phân chia khu vực nấu nướng và sơ chế rõ ràng, tăng tính linh hoạt khi sử dụng.
Phòng bếp chữ L phổ biến
Với mẫu tủ bếp chữ L có thể lắp đặt thêm tủ đa năng, kệ treo tường hoặc tủ lò nướng để tăng tiện ích, đảm bảo sự gọn gàng và thuận tiện khi nấu nướng.
3.2 Bếp chữ U
Phòng bếp chữ U tiện nghi
Bếp chữ U có thiết kế tạo thành một vòng khép kín, các cạnh bếp phân chia khu vực chức năng rõ ràng. Đây là lý do tại sao bếp chữ U được ưu ái dùng trong các nhà biệt thự cao cấp hoặc căn hộ có diện tích lớn, nơi yêu cầu cao về tính tiện nghi và thẩm mỹ trong phòng bếp.
3.3 Bếp chữ I
Bếp chữ I thường xuất hiện trong căn hộ nhỏ
Bếp chữ I phù hợp với căn hộ có diện tích bếp nhỏ hoặc các chung cư hiện đại. Tất cả đồ dùng được sắp xếp trên một trục thẳng tạo sự linh hoạt khi di chuyển. Bồn rửa thường đặt giữa bếp nấu và tủ lạnh để thuận tiện khi chuẩn bị thức ăn.
3.4 Bếp song song
Bếp song song thuận tiện di chuyển
Thiết kế bếp song song gồm hai dãy tủ bố trí đối diện, phù hợp với không gian hẹp và dài. Khoảng cách giữa hai bên vừa đủ để thao tác thoải mái, giúp người dùng dễ dàng xoay chuyển giữa các khu vực chức năng mà không mất thời gian di chuyển xa.
4. Lưu ý khi thiết kế nhà bếp
Dưới đây là những điều nên tránh để đảm bảo phòng bếp luôn gọn gàng, an toàn và thuận tiện:
- Không đặt tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu đặt quá xa hoặc quá gần gây bất tiện khi thao tác.
- Không lắp đèn vàng trong khu vực nhà bếp làm không gian bị tối, khó quan sát khi chế biến.
- Không dùng máy hút mùi kém chất lượng gây ám mùi đồ ăn khắp nhà, ảnh hưởng đến không khí chung.
- Hạn chế dùng tông màu quá tối vì dễ làm không gian bí bách, nặng nề và khó nhìn vết bẩn để vệ sinh.
- Nên lựa chọn kỹ càng vật liệu trước khi thi công, nếu vật liệu chống trơn trượt kém sẽ dễ gây nguy hiểm khi bếp ướt.
- Không nên đặt bếp đối diện cửa chính hoặc cửa nhà vệ sinh ảnh hưởng phong thủy.
Bài viết đã tổng hợp các nguyên tắc và mẫu thiết kế bếp hiện đại, giúp bạn dễ dàng hình dung cách bố trí phòng bếp sao cho gọn gàng, tiện nghi và đẹp mắt. LIÊN Á hy vọng những gợi ý trên đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để bạn thiết kế nhà bếp phù hợp với không gian sống và nhu cầu sử dụng của gia đình mình.