Toggle Nav

TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIẤC NGỦ

Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Tại sao chúng ta cần ngủ và tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe chúng ta là gì?

    Trong một thế giới bận rộn như hiện nay, tất cả chúng ta chỉ có thời gian 24 giờ đồng hồ mỗi ngày nhưng lại quá nhiều việc cần phải làm. Lịch trình của chúng ta dày đặc với việc đưa con đi học, đến công ty, làm việc, các công tác xã hội hay thể thao. Chúng ta háo hức với những dự án và mong muốn hoàn thành tất cả mọi thứ thật nhanh chóng. Và luôn là như thế, giấc ngủ sẽ là thứ đầu tiên chúng ta hy sinh để dành quỹ thời gian cho những việc còn lại. Chúng ta sẵn sàng thức khuya hơn một chút (thậm chí thức cả đêm) hoặc dậy thật sớm để thực hiện mọi thứ chúng ta cần làm trước khi ngày làm việc bắt đầu.

    Nhưng luôn có một cái giá phải trả. Hy sinh giấc ngủ hợp lý, nó có đáng không? Tại sao chúng ta thực sự cần phải ngủ một cách khoa học?

    tầm quan trọng của giấc ngủ

    Ảnh: Một giấc ngủ khoa học cho sức khỏe

    Trong cuốn sách “Sao Chúng Ta Lại Ngủ - Why we sleep”, Matthew Walker – GS-TS giảng dạy môn Khoa học thần kinh và Tâm lí học tại trường Đại học California, Berkeley – đã chỉ ra các tác hại nguy hiểm của việc thiếu ngủ như sau:

    • Thường xuyên ngủ ít hơn 6-7 tiếng mỗi đêm phá hủy miễn dịch của bạn, tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh ung thư.
    • Ngủ không đủ giấc là yếu tố quan trọng quyết định xem bạn có mắc bệnh Alzheimer (*) hay không.
    • Thiếu ngủ - thậm chí chỉ cần giảm giờ ngủ ở mức độ vừa phải trong vòng một tuần – sẽ làm thay đổi lượng đường huyết nghiêm trọng đến mức bạn có thể bị xếp vào danh sách có dấu hiệu tiền tiểu đường.
    • Giấc ngủ ngắn làm tăng khả năng tắc và giòn động mạch vành, đưa bạn vào lối mòn đến với bệnh tim mạch, đột quỵ và suy tim xung huyết.
    • Sự gián đoạn giấc ngủ hơn nữa còn góp phần vào tất cả các chứng loạn tâm thần nghiêm trọng, bao gồm trầm cảm, lo âu và tự sát.
    • Thiếu ngủ tăng khả năng tăng cân của trẻ em và người lớn. Nguyên nhân chính là việc ngủ quá ít sẽ làm tăng nồng độ của các loại hormone, khiến bạn luôn thấy đói. Bất kể khi bạn đã ăn no, chúng vẫn khiến bạn cảm thấy thèm ăn.

    Giấc ngủ hợp lý

    Ảnh: Tầm quan trọng của giấc ngủ

    Điều đó cho thấy, chính cơ thể chúng ta nói rằng việc ngủ không phải là sự lựa chọn, đó là một việc bắt buộc. Ngủ hằng ngày, như ăn, uống nước hay thở vậy. Hãy tưởng tượng việc bạn không thể nín thở quá lâu, thì việc ngủ cũng vậy, bạn không thể “bỏ ngủ”. Hay nói một cách khác, chúng ta sẽ đói nếu không ăn và sẽ chết nếu không ngủ.

    giấc ngủ ngon

    Ảnh: Giấc ngủ hợp lý cho sức khỏe của bạn

    Chuyện gì diễn ra trong cơ thể khi chúng ta có một giấc ngủ hợp lý?

    Một giấc ngủ hợp lý và chất lượng giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng cho những thời điểm chúng ta cần chúng nhất. Nghiên cứu cho thấy rằng chuyển hóa năng lượng giảm trong khi ngủ, đó là lý do tại sao chúng ta không cần nhiều calo khi đang ngủ như khi hoạt động. Giấc ngủ ngon cũng giúp cơ thể được phục hồi, thậm chí trẻ hóa. Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta sẽ tiến hành sửa chữa các mô, giải phóng hormone tăng trưởng và giúp phát triển cơ bắp.

    Giấc ngủ hợp lý còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng của não. Trong hoạt động thường ngày, khi chúng ta làm việc hay vận động, não tạo ra adenosine - một chất dẫn truyền thần kinh ức chế (tắt) hoạt động của các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm làm cho bạn phấn khích hơn. Tuy nhiên, sự tích tụ của adenosine cũng là một trong những yếu tố khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Caffeine tạm thời có thể ngăn chặn các hoạt động của adenosine để giữ cho chúng ta tỉnh táo một cách giả tạo, nhưng adenosine vẫn tiếp tục tích tụ. Cách duy nhất để loại bỏ adenosine là đi ngủ.

    tầm quan trọng của giấc ngủ hợp lý

    Ảnh: Cuộc sống hạnh phúc hơn với giấc ngủ hợp lý

    Các nhà khoa học cũng đang sử dụng hình ảnh quét não để chỉ ra mối tương quan giữa giấc ngủ và độ dẻo của não. Độ dẻo của não, còn được gọi là độ dẻo của thần kinh, đề cập đến khả năng thay đổi của não — tốt hơn hoặc xấu hơn — ở mọi lứa tuổi. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tương tự giữa giấc ngủ và sự dẻo dai của não đối với người lớn, đặc biệt là về khả năng học hỏi và thực hiện các công việc. Một giấc ngủ ngon giúp tăng cường trí nhớ và khả năng hồi tưởng. Một nghiên cứu khác cho thấy giấc ngủ giúp chúng ta đối phó với căng thẳng. Trong khi ngủ, não có thể xử lý trải nghiệm khó chịu hoặc đau thương và giúp chúng ta phục hồi sau đó. Khi bị căng thẳng hoặc bị bệnh, chúng ta thường cần ngủ nhiều hơn. Cơ thể và tâm trí cần được nghỉ ngơi, vì vậy giấc ngủ là liều thuốc tốt.

    Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyên chúng ta nên có giấc ngủ hợp lý, không quá dài hoặc quá ngắn.

    Ngủ quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Việc ngủ hơn 9 tiếng mỗi đêm đối với một người trưởng thành khỏe mạnh trung bình có khả năng liên quan đến các vấn đề bệnh lý như tiểu đường, béo phì và tim mạch. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng trầm cảm có liên quan đến việc ngủ li bì. Hãy ngủ vừa đủ.

    Và bạn biết không, nệm chính là nền tảng của một giấc ngủ ngon. Vì vậy khi bạn chọn một chiếc nệm, hãy đảm bảo rằng bạn tìm được một chiếc nệm vừa vặn và phù hợp cho mình. Hãy cho các nhân viên tư vấn biết về yêu cầu và thói quen ngủ của bạn và nằm thử nệm ngay tại cửa hàng. Mẹo nhỏ chính là bạn hãy nằm ngang khi thử nệm, đó là cách tốt nhất để có được cảm giác gần giống với cảm giác thật khi bạn đang ngủ tại nhà.

    chuyên gia về giấc ngủ

    Ảnh: Một tấm nệm tốt mang lại giấc ngủ ngon cho bạn