Toggle Nav

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỨNG NGỦ RŨ NARCOLEPSY

Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Bạn có cảm thấy cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi? Bạn khó tỉnh táo trong thời gian dài? Hay ngủ gật vào những thời điểm ngẫu nhiên không kiểm soát được? Rất có thể, bạn đang mắc phải chứng ngủ rũNarcolepsy, một căn bệnh hiếm gặp. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm kiến thức bổ ích liên quan về chứng bệnh này và một số biện pháp chữa trị hiệu quả. 

    Chứng ngủ rũ (Narcolepsy) là gì?

    Chứng ngủ rũ (Narcolepsy) là một chứng rối loạn mà những người mắc phải thường cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có những cơn buồn ngủ đột ngột không kiểm soát được. Nguyên nhân chính là do não không có khả năng điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức tự nhiên.Thông thường, một giấc ngủ vào ban đêm của người trưởng thành kéo dài khoảng 8 giờ và bao gồm 4-6 chu kỳ ngủ. Mỗi chu kỳ ngủ được bắt đầu với 3 giai đoạn không chuyển động mắt nhanh (NREM - Non Rapid Eye Movement) và 1 giai đoạn có chuyển động mắt nhanh (REM - Rapid Eye Movement). Giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (NREM) bắt đầu với trạng thái lơ mơ hay ngủ thi thiu, sau đó tăng dần đến các trạng thái sâu hơn của giấc ngủ. Sau khoảng 90 phút, người ngủ sẽ bước vào giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh (REM). Những giấc mơ thường xảy ra ở giai đoạn này do hoạt động của não bộ được tăng cường. Ngoài ra, các cơ lớn bị tê liệt tạm thời để kiểm soát tư thế và chuyển động cơ thể.

    cô gái ngủ

    Ảnh: Chứng ngủ rũ (Narcolepsy) là gì?

    Với những người mắc chứng ngủ rũ, họ gần như ngay lập tức bước vào giai đoạn REM mà bỏ qua giai đoạn NREM khá quan trọng. Ngoài ra, các giai đoạn của giấc ngủ REM thường xảy ra không chủ đích vào ban ngày, không kiểm soát được. Các cơn ngủ này có thể xảy ra trong bất kỳ hoạt động và thời điểm nào trong ngày. Có 2 loại chứng ngủ rũ, đó là:

    • Loại 1 là chứng ngủ rũ với sự tê liệt nhất thời.
    • Loại 2 là chứng ngủ rũ không có sự tê liệt nhất thời.

    Các dấu hiệu của chứng ngủ rũ (Narcolepsy) 

    Không phải ai cũng có các dấu hiệu và triệu chứng giống nhau của chứng ngủ rũ. Một số người gặp phải chúng thường xuyên và những người khác ít bị ảnh hưởng hơn. Các triệu chứng này có thể xảy ra và phát triển trong vài năm hoặc đột ngột chỉ trong vài tuần.

    • Ngủ ngày quá nhiều (EDS - Excessive daytime sleepiness)

    Một trong những dấu hiệu thường gặp của chứng ngủ rũ chính là buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Người bệnh lúc nào cũng cảm thấy vô cùng kiệt sức và buồn ngủ, ngay cả khi đã có một giấc ngủ ngon. Ngoài ra, họ còn rất khó khăn để thức trong suốt khoảng thời gian dài. Điều này làm họ khó tập trung, cản trở các hoạt động bình thường hàng ngày. Thậm chí nhiều khi còn bị đánh giá sai là lười biếng hoặc thô lỗ.

    • Cơn ngủ không kiểm soát 

    Những người bị chứng ngủ rũ có xu hướng rơi vào giấc ngủ một cách đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu nào, trong bất kỳ hoạt động, tại bất cứ thời gian hoặc địa điểm nào. Tuy cơn buồn ngủ thường đến sau khi ăn, nhưng bạn có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ khi đang trò chuyện cùng người thân, đồng nghiệp. Các cơn ngủ có thể kéo dài vài giây, vài phút hoặc thậm chí lên đến nửa giờ tùy theo từng người. Nếu chứng ngủ rũ không được phát hiện kịp thời, các cơn ngủ có thể xảy ra nhiều lần trong ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giờ giấc sinh hoạt của người bệnh.

    Ngủ tại văn phòng

    Ảnh: Chứng ngủ rũ (Narcolepsy) khiến cho bạn có những cơn ngủ không kiểm soát

    • Chứng mất trương lực cơ (Cataplexy)

    Đây là triệu chứng cụ thể nhất bởi 2/3 số người mắc chứng ngủ rũ đều xuất hiện dấu hiệu này. Cataplexy có thể gây ra một số thay đổi về thể chất, từ bài phát biểu được trình bày líu nhíu đến sự yếu đi của hầu hết vùng cơ bắp, và có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút mỗi ngày. Cataplexy không thể kiểm soát và thường gây ra bởi cảm xúc mãnh liệt, thường là tích cực như là tiếng cười hay phấn khích, nhưng đôi khi nỗi sợ hãi bất thường, hoặc hay tức giận cũng dẫn đến tình trạng này.

    Ví dụ, đầu có thể sụp xuống không thể kiểm soát hoặc đầu gối đột nhiên có thể khụyu xuống khi cười, nói lắp…. Người thuộc hội chứng ngủ rũ này có thể chỉ gặp một hoặc hai đợt cataplexy trong một năm, nhưng cũng có người gặp nhiều đợt mỗi ngày.

    • Bóng đè (Sleep paralysis)

    Được biết đến với tên khoa học là chứng tê liệt tạm thời, bóng đè liên quan đến việc không có khả năng cử động hoặc nói tạm thời khi chuyển từ ngủ sang thức và thường chỉ kéo dài vài giây đến vài phút. Tình trạng bóng đè không gây hại gì, tuy nhiên có thể gây sợ hãi vì thường bị đánh đồng với hiện tượng tâm linh ở một số địa phương.

    Lưu ý rằng những người hay bị bóng đè khi ngủ không nhất thiết bị chứng ngủ rũ. Các nguyên nhân khác có thể là do thói quen ngủ không đều hoặc thiếu ngủ. Ngoài ra, chứng tê liệt khi ngủ phổ biến hơn ở thanh thiếu niên và thanh niên. Trong khi những người lớn hơn mới là đối tượng dễ mắc phải chứng ngủ rũ.

    ngủ mơ

    Ảnh: Dấu hiệu bóng đè của bệnh ngủ rũ (Narcolepsy)

    • Ảo giác (Hallucinations)

    Ảo giác có thể đi kèm với tình trạng bị bóng đè. Người mắc chứng này thường thấy tiếng nói, tiếng động, thậm chí nhìn thấy người lạ, vật lạ trong phòng. Những trải nghiệm kiểu này đặc biệt sống động và đáng sợ vì bạn có thể không ngủ hoàn toàn khi bắt đầu mơ. Nếu chúng xuất hiện trong lúc ngủ, những ảo giác này được gọi là ảo giác hypnagogic. Khi xảy ra trong khi thức, nó được gọi là ảo giác hypnopompic.

    • Giấc ngủ đêm bị gián đoạn (Disrupted Nighttime Sleep - DNS)

    Những người mắc chứng ngủ rũ (Narcolepsy) không khó đi vào giấc ngủ. Thay vào đó, hầu hết họ đều trải qua giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm. Giấc ngủ ban đêm bị xáo trộn (DNS) khiến bạn không thể duy trì giấc ngủ trong vài giờ và kết quả là bạn thức dậy nhiều lần trong suốt đêm. Việc thường xuyên bị thức giấc suốt đêm khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn và tinh thần không sảng khoái vào buổi sáng.

    buồn ngủ

    Ảnh: Giấc ngủ bị gián đoạn khiến bạn mệt mỏi


    Hơn 30 năm trụ vững ở ngành hàng chăn drap gối nệm, ngoài cam kết nguyên liệu cao su 100% thiên nhiên, Liên Á còn chú trọng đến sự chỉn chu trong từng khâu quy trình, 100% sản phẩm đều được kiểm tra, đánh giá để đảm bảo chất lượng đầu ra. Với nền tảng là hàng Việt Nam chất lượng cao luôn mong muốn chinh phục các mức chuẩn quốc tế, Liên Á không ngừng sang tạo, đổi mới, cải tiến sản phẩm để vươn xa thế giới, xuất khẩu đến hơn 45 quốc gia.

    Quý khách quan tâm có thể tìm kiếm sản phẩm Liên Á tại các showroom, đại lý hoặc đặt hàng online. Liên Á áp dụng chính sách giao hàng miễn phí nhiều nơi trên toàn quốc (*).

    Theo dõi cập nhật fanpage Liên Á tại: https://www.facebook.com/ChanDrapGoiNemLienA/

    Sản phẩm liên quan