Toggle Nav

NHỮNG Ý NGHĨA THÚ VỊ VỀ MÂM CỖ NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA BA MIỀN BẮC, TRUNG, NAM

ý nghĩa mâm cổ ngày tết
Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Trong không khí tươi vui của những ngày đầu năm, ta có thể dễ dàng bắt gặp được hình ảnh cả gia đình đang cùng nhau quây quần, tất bậc chuẩn bị cho mâm cổ. Dù là ở nơi nào trên đất nước Việt Nam mến yêu thì mâm cổ đã trở thành một phần không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Hãy để Liên Á bật mí cho bạn về những điều thú vị về mâm cỗ ngày Tết Nguyên đán của ba miền Bắc, Trung, Nam bạn nhé.

    Những điều thú vị về ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết Nguyên đán của ba miền Bắc, Trung, Nam

    1. Mâm cỗ miền Bắc 

    Ở miền Bắc, người ta thường rất chú trọng vào hình thức, đúng bài bản theo nét cổ truyền của dân tộc. Một mâm cỗ ngày Tết bao giờ cũng phải có 4 bát 4 đĩa, không kể xôi, nước chấm và dưa hành, tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa, 4 phương. Những gia đình khá giả hơn, hoặc muốn làm cổ lớn hơn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Những mâm cổ ở miền Bắc rất phong phú và đa dạng, rất nhiều món. Trình tự các món theo truyền thống sẽ được lên như sau: các món đựng trên đĩa sẽ được mang ra dùng trước, còn những món bày trong bát thì dùng sau. 

    Ý nghĩa của một số món trong mâm cổ miền Bắc: 

    • Thịt đông: Là món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm của người miền Bắc mỗi dịp Tết cổ truyền. Sự hòa quyện của các nguyên liệu trong món thịt đông thể hiện sự hòa hợp, gắn kết, yêu thương của các thành viên trong gia đình và cầu chúc cả năm luôn may mắn. Không những vậy, màu sắc trong trẻo của món thịt đông còn tượng trưng cho sự thuận lợi sẽ đến với cả gia đình. 
    • Bánh chưng: Một món ăn tượng trưng cho đất trời, sự biết ơn tổ tiên và lòng yêu dân tộc. Người ta thường nói đùa với nhau rằng chỉ cần thấy bánh chưng, thấy bếp củi hồng nấu bánh chưng là đã thấy tết về đến đầu ngõ. 
    • Thịt gà: Người ta gửi ước muốn về sự ấm no và an khang trong món ăn thân quen như thịt gà. Không chỉ là một món ăn dinh dưỡng, thịt gà còn mang nhiều giá trị tinh thần trong mâm cơm Việt ngày Tết. 

    mâm cỗ

    Mâm cỗ miền Bắc thường rất chú trọng hình thức

    2. Mâm cỗ miền Trung 

    So với mâm cổ miền Bắc, ta có thể dễ dàng nhận ra mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung thường đơn giản hơn. Là vùng đất kiên cường và mạnh mẽ, miền Trung phải chịu biết bao tổn thất nặng nề từ các đợt thiên tai lũ lụt. Có lẽ vì thế mà các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết được chia vào các bát và bày biện trong mâm, thể hiện tinh thần tiết kiệm và sẻ chia. Các món ăn ngày Tết của người miền Trung thường xoay quanh các món cuốn với bánh tráng và rau, các món kho mặn hoặc món hấp như tôm rim, bánh chưng, dưa hành, thịt gà, thịt ngâm mắm, canh măng lưỡi lợn, rau xào, nộm,… 

    Ý nghĩa của một số món trong mâm cỗ miền Trung: 

    • Món cuốn: Thể hiện được sự tém vén, khéo léo trong cách ăn uống của người Việt. 
    • Món măng khô kho: Món ăn này mang theo nhiều tâm tư của những người dân chân chất, thật thà, họ gửi gắm niềm hy vọng về sự tốt lành, là món ăn ngày Tết đặc trưng của người miền Trung. 
    • Món tré: Gia đình hòa thuận là mong ước của tất cả các gia đình, giá trị tinh thần của món tré cũng từ đó được hình thành. Ngày xưa, tré là món ăn chỉ dành cho các bậc vua chúa, vương giả nhưng hiện nay, món ăn này đã trở thành món ăn ngày Tết thường xuất hiện trong mâm cơm của người miền Trung. 

    ý nghĩa mâm cỗ

    Mâm cỗ miền Trung với không khí gần gũi và ấm áp

     3. Mâm cỗ miền Nam 

    Thông thường, mâm cỗ của người miền Nam vào ngày tết sẽ gồm có: bánh tét, củ kiệu trộn tôm khô, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu… Đây đều là những món ăn quen thuộc của những đứa con nơi phía Nam của tổ quốc. Từng món ăn đều mang một mùi vị riêng nhưng khi đặt trong cùng một mâm cơm thì tất cả những hương vị ngọt, chua, cay, mặn, béo,… đều hòa quyện và bổ xung cho nhau. Tất cả như tạo nên một nét đặc biệt cho văn hóa ẩm thực của người Việt.

    Ý nghĩa của một số món trong mâm cỗ miền Nam: 

    • Món khổ qua nhồi thịt: Trong mâm cỗ tết của người dân xứ Nam bộ luôn hiện diện món ăn này với ý nghĩa tượng trưng cho mong ước những điều “khổ cực” trong năm cũ sẽ “qua” cũng như mang về những may mắn, bình an trong năm mới. 
    • Thịt kho tàu: Món ăn thể hiện được ước muốn một năm mới với những điều tốt đẹp, vuông tròn trọn vẹn sẽ đến với gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Tình cảm của các thành viên cũng từ đó mà trờ nên khắn khít và gắn bó hơn. 
    • Củ kiệu ngâm: Củ kiệu ngâm là món ăn ngày Tết đặc trưng của người miền Nam, tượng trưng cho tiền bạc, sự vinh hoa, phú quý trong năm mới. 
    • Bánh tét: Là đất nước với nền văn minh lúa nước lâu đời, dân tộc ta mãi khắc ghi điều đó trong trái tim của một người con yêu nước. Đây cũng là món ăn mang ý nghĩa sâu sắc cầu cho một vụ mùa mới sẽ được tươi tốt và gia đình sẽ ấm no. 

    ý nghĩa mâm cỗ miền nam

    Ý nghĩa mâm cổ miền Nam trong dịp Tết Nguyên đán

    Liên Á hy vọng sau khi đọc bài viết những điều thú vị về mâm cỗ ngày Tết Nguyên đán của ba miền Bắc, Trung, Nam, bạn đọc đã có thêm thông tin về những nét độc đáo trong mâm cỗ ngày tết của người Việt trong những ngày đầu năm mới. Hãy dành thời gian cho bản thân, gia đình và bạn bè bên những mâm cỗ và tự tin chia sẻ thêm những thông tin điều thú vị về mâm cỗ ngày Tết Nguyên đán của ba miền Bắc, Trung, Nam cho những người thân yêu bạn nhé. 

     

    Sản phẩm liên quan