Bạn đã từng bị cứng khớp cổ vào buổi sáng thức dậy? Đó là cảm giác khó chịu khi cổ không cử động dễ dàng, khó khăn xoay đầu, càng cố gắng cử động càng đau nhức khó chịu.
Theo các bác sĩ, chứng đau cứng cổ sau khi ngủ dậy có thể là biểu hiện của bệnh xương khớp hoặc dây thần kinh nhưng cũng có khi chỉ là do bạn ngủ sai tư thế hoặc nằm gối, nệm không phù hợp. Dù là nguyên nhân nào, bạn cũng nên kiểm tra lại các nguy cơ để có cách giảm tránh những buổi sáng thức dậy không thoải mái.
Nhận diện nguyên nhân gây đau cổ sau khi ngủ dậy
Hiện tượng khó chịu này xảy ra ở mọi lứa tuổi bởi có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới chứng đau cổ sau khi nằm.
Do tư thế nằm: Nếu bạn nằm sấp với đầu nghiêng sang một bên trong thời gian lâu sẽ khiến cổ bị vẹo, gây căng cơ, đau cứng. Chưa kể, tư thế ngủ này còn khiến bụng lún xuống gây áp lực cho cột sống, khiến vùng cơ lưng cũng bị kéo căng mỏi.
Nguyên nhân đau cổ do tư thế nằm
* Do gối ngủ không phù hợp: Gối quá cao, quá thấp, quá mềm hay quá cứng đều có thể gây căng cơ cho vùng cổ, dẫn đến đau nhức. Bạn cũng nên xem xét sự phù hợp của gối nằm cùng với tình trạng của nệm, một chiếc gối cứng đi với nệm quá mềm hay ngược lại đều ảnh hưởng tới độ cân bằng của đốt sống cổ và cột sống, gây cong vẹo, căng cơ.
Do gối nằm không phù hợp
* Do thoái hóa đốt sống cổ: Khi một đốt sống trượt qua đốt sống bên dưới, gây đau nhức vùng cổ sau khi ngủ dậy. Điều này thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhân viên văn phòng với đặc thù ngồi lâu một tư thế, ít vận động.
* Do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Đây là một bệnh lý cần được chữa trị kịp thời. Bệnh gây chèn ép ống sống, rễ thần kinh và màng tủy, khiến người bệnh đau cổ khi thức dậy, cơn đau có thể lan dần xuống cánh tay, bàn tay, vai gáy với triệu chứng tê mỏi khó chịu.
* Do mất nước: Đĩa đệm có cấu trúc nhỏ, xốp, nằm giữa các đốt sống trong cơ thể. Thành phần chính bên trong đĩa đệm là nước, nếu không bổ sung đủ nước, đĩa đệm sẽ bị giảm độ dẻo dai, gây đau nhức.
* Do chuyển động đột ngột trong lúc ngủ: Khi đang ngủ mà ngồi dậy bất ngờ, giật mình khua tay chân… có thể làm căng cơ vùng cổ. Ngoài ra, trạng thái căng thẳng, trằn trọc khi ngủ cũng gây căng thẳng cơ và khiến cơ bị áp lực.
* Do đau xơ cơ: Chứng rối loạn các khớp gây đau nhức cơ bắp có thể gây cứng khớp cổ khi ngủ dậy.
Giải pháp khắc phục và phòng ngừa chứng đau cổ sau khi ngủ dậy
Việc xác định nguyên nhân gây đau cứng cổ rất quan trọng trong việc thực hiện biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng ngay một số cách đề phòng, hạn chế tối đa các nguy cơ gây ra tình trạng cấn cổ khó chịu này.
Chọn gối ngủ phù hợp
Một chiếc gối ngủ tốt là phải giữ cho đầu, cổ và cột sống của bạn thẳng liền lạc, cân bằng và hỗ trợ cột sống ở vị trí cong tự nhiên. Mỗi độ tuổi khác nhau có nhu cầu nằm gối khác nhau. Thêm vào đó là thói quen về tư thế nằm khi ngủ. Bạn nên cân nhắc chọn gối ngủ dựa trên các tiêu chí: nguyên liệu, độ cứng/mềm, độ cao, kích thước và thiết kế gối.
Gối cao su OVAL
Trên thị trường hiện có nhiều loại gối ngủ, trong đó phổ biến nhất là gối cao su thiên nhiên và gối bông gòn. Bạn nên tìm đến các nhà sản xuất uy tín để chọn mua sản phẩm chất lượng, đúng quy cách an toàn. Bởi bên cạnh việc nâng đỡ cho đầu cổ thoải mái, chiếc gối cũng là vật bạn tiếp xúc trực tiếp với da và hệ hô hấp, cần đảm bảo độ sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe.
Gối gòn MLIVING
Ngoài ra, những thương hiệu uy tín giàu kinh nghiệm còn có nhiều mẫu gối đa năng với thiết kế công thái học phù hợp cho người già, mát xa đầu cổ, hạn chế tình trạng ngủ ngáy, gối chống trượt… đáp ứng nhu cầu đa dạng cho giấc ngủ ngon, cơ thể sảng khoái khi thức dậy.
Gối cao su CONTOUR
Chọn nệm ngủ phù hợp
Cùng với gối, chiếc nệm ngủ nâng đỡ cơ thể bạn ở trạng thái thoải mái sẽ hạn chế tình trạng đau nhức cổ khi thay đổi tư thế nằm. Chiếc nệm tốt là nệm phù hợp với chính bạn, không quá cứng nhưng cũng không mềm lún gây cong vẹo cột sống. Nệm phối hợp ăn ý với gối, trả cho bạn cơ thể thư giãn, giải phóng áp lực, tràn đầy sinh khí mỗi sáng thức giấc.
Nệm cao su 5ZONE
Điều chỉnh tư thế ngủ
Bạn nên tránh nằm sấp gây áp lực lên dạ dày, ngực, vai và cổ. Đây là tư thế ngủ dễ dẫn đến vẹo cổ nhất mà người trẻ hay gặp. Sẽ tốt hơn nếu bạn kết hợp các tư thế nằm ngửa, nghiêng đều hai bên, vừa san đều và giải phóng áp lực cho các cụm cơ, vừa tốt cho hệ hô hấp.
Vận động thư giãn cơ cổ
Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, tránh gây áp lực lên cơ vùng cổ, để cổ được nghỉ ngơi, xoa bóp, mát xa cổ trước khi ngủ và sau khi thức dậy có thể giúp hạn chế tình trạng cứng khớp cổ.
Vận động thư giãn cổ
Cho cổ được nghỉ ngơi
Khi ngồi làm việc lâu trên một tư thế, bạn nên ngả lưng tựa đầu lên một chiếc gối phù hợp để đảm bảo cơ khớp cổ không bị sai tư thế. Hoặc bạn cũng có thể đứng lên thực hiện vài động tác vận động cổ nhẹ nhàng như quay đầu, gập đầu, nghiêng đầu, mát xa cổ để cho vùng cơ cổ được linh hoạt, dẻo dai.
Chườm nóng lạnh
Đây là giải pháp làm dịu cơn đau cứng cổ, các túi chườm nóng lạnh sẽ có tác dụng làm giảm đau nhức, căng cơ. Theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn chỉ nên chườm tối đa 20 phút mỗi lần, với người có vấn đề về tuần hoàn máu thì chỉ nên chườm tối đa 10 phút mỗi lần.
Hiện tượng đau cứng cổ sau khi thức dậy có khi là báo hiệu bệnh lý, cũng có khi chỉ thoáng qua do căng cơ nhưng nó lại khiến bạn khó chịu và bắt đầu ngày mới không thoải mái. Đừng bỏ qua những chi tiết vụn vặt bởi đôi khi khoảng cách tới việc tận hưởng cuộc sống, giấc ngủ ngon và một ngày sảng khoái chỉ là một chiếc gối ngủ phù hợp.