Toggle Nav

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý CHO NGƯỜI CAO TUỔI VÀO MÙA DỊCH

người  cao tuổi
Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Theo các bác sĩ, người cao tuổi có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng khi mắc COVID-19. Nguy cơ tăng dần ở người từ 50 tuổi và tăng thêm với mỗi nhóm tuổi 60, 70 và 80. Người trên 85 tuổi có nguy cơ cao nhất nhiễm bệnh và bệnh diễn tiến nặng. Do đó, việc phòng bệnh cho người cao tuổi càng trở nên quan trọng và cần được sự chung tay của người nhà, người chăm sóc.

    Bản thân người cao tuổi cần ý thức về các nguy cơ của mình và các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho chính mình và người xung quanh. Với hệ miễn dịch suy yếu theo thời gian, người cao tuổi nên tuyệt đối tránh đến những nơi đông người và tiếp xúc với những nguồn có nguy cơ lây nhiễm. Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che kín mũi, miệng bằng khăn tay, khăn giấy, khẩu trang để bảo vệ sức khoẻ người xung quanh.

    Những Điều Cần Lưu Ý Cho Người Cao Tuổi Trong Mùa Dịch 2021

    Dưới đây là tổng hợp một số khuyến nghị của bác sĩ trong việc phòng bệnh cho người cao tuổi.

    Giữ gìn nơi ở sạch sẽ, thoáng mát cho người cao tuổi

    nơi ở người cao tuổi

    Nhà cửa nên thường xuyên vệ sinh, khử trùng, nhất là các nơi, bề mặt vật dụng tiếp xúc thường xuyên như phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, tay nắm cửa… Các đồ dùng sinh hoạt cũng cần được cọ rửa thường xuyên như khăn mặt, ly tách uống nước, vệ sinh chăn, drap, gối, nệm ngủ. Phòng ở nên được lưu thông không khí hàng ngày, nên dùng quạt thay cho điều hòa.

    Người cao tuổi cầnchế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý

    chế độ dinh dưỡng cho người  cao tuổi

    Với khả năng hấp thụ giảm dần, người cao tuổi cần được xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, số lượng không nhiều nhưng phải đủ chất và đa dạng, bao gồm nhiều loại rau xanh và trái cây. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bông cải xanh là loại rau có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và hợp chất flavonoids có tác dụng phòng chống nhiễm trùng, chống oxy hóa.

    Đảm bảo giấc ngủ ngon và sâu cho người cao tuổi

    giấc ngủ người  cao tuổi

    Mỗi đêm, người cao tuổi cần ngủ 7-8 tiếng. Vì thường dậy sớm nên thời điểm đi ngủ tốt nhất của người cao tuổi nên là 21 giờ – 22 giờ tối. Giấc ngủ muộn sẽ không đủ thời gian cho cơ thể hồi phục. Phòng ngủ nên yên tĩnh, thoáng khí. Giường nệm êm vừa đủ, sạch sẽ và kháng khuẩn càng tốt. Trước khi ngủ không nên ăn quá no hay uống quá nhiều nước, mà nên thư giãn nhẹ nhàng để giấc ngủ ngon và liên tục.

    Người cao tuổi cần tăng cường vận động

    sức khoẻ người  cao tuổi

    Mỗi ngày, người cao tuổi nên vận động cơ thể nhẹ nhàng 30 – 45 phút sẽ giúp cơ thể giải phóng năng lượng, xương khớp chắc khoẻ, dẻo dai, góp phần cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Ngoài tập dưỡng sinh, đi bộ, bậc cao niên có thể tập các môn có cường độ thể lực trung bình thấp như đạp xe, chạy bộ, đánh cầu lông, bơi lội… một cách nhẹ nhàng. Tùy vào thể trạng mỗi người mà chọn bài tập phù hợp, quan trọng là đều đặn, không nên quá sức.

    Người cao tuổi thường nên ngại vận động do sự mệt mỏi của cơ thể lão hoá tự nhiên. Người nhà, con cháu nên động viên, khuyến khích và cùng tập vận động với người cao tuổi để các cụ có thêm động lực và niềm vui.

    Người cao tuổi có bệnh mạn tính càng nên thận trọng

    Người cao tuổi khi có các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch, huyết áp… sẽ dễ có nguy cơ lây nhiễm virus hơn. Những căn bệnh này khiến các hệ cơ quan giảm chức năng, hệ miễn dịch suy yếu, không đủ khỏe mạnh để phòng, chống lại các mầm bệnh khác. Do đó, người cao tuổi nên lưu ý điều trị tốt bệnh lý đang có. Với người có các bệnh mạn tính, việc bổ sung dinh dưỡng tuỳ thuộc vào từng cá thể, từng bệnh lý, nhưng quan trọng là ăn chín, uống sôi, đủ chất theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Người cao tuổi nên suy nghĩ lạc quan, thanh thản

    Người già thường hay suy nghĩ, lại ngại giao tiếp. Việc này tác động không nhỏ đến hệ miễn dịch. Khoa học chứng minh khi lạc quan, hệ miễn dịch sẽ mạnh mẽ hơn, các tế bào miễn dịch phản ứng nhanh nhạy hơn đối với các virus hoặc vi trùng xâm nhập.

    Trong điều kiện giãn cách xã hội, khó tìm người trò chuyện chia sẻ, người cao tuổi có thể nấu ăn, chăm sóc cây cối, tiếp xúc với thiên nhiên để tâm hồn thư thái. Xem các chương trình giải trí trên tivi, đọc sách cũng giúp tinh thần thoải mái hơn.

    Con cháu tránh để các cụ có cảm giác cô độc, nên quan tâm đến đời sống tinh thần của ông bà bố mẹ, tạo môi trường vui vẻ, yêu thương trong gia đình, từ đó giúp các cụ có thể miễn nhiễm với nhiều bệnh.

    Sản phẩm liên quan