Toggle Nav

Đẩy Lùi Nguyên Nhân Mất Ngủ Với Các Phương Pháp Đơn Giản

nguyên nhân mất ngủ
Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Nguyên nhân mất ngủ cần xác định càng sớm càng tốt. Nếu để tình trạng này kéo dài, sức khỏe và chất lượng sống của người mắc phải sẽ suy giảm trầm trọng. Các nguyên nhân chính gây mất ngủ sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây, cùng một số phương pháp tự nhiên giúp “đẩy lùi” chứng mất ngủ hiệu quả, mong rằng sẽ hữu ích đối với bạn!    

    Những dấu hiệu và tác hại của bệnh mất ngủ 

    Trước khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao bị mất ngủ, bạn cần biết như thế nào là một giấc ngủ chất lượng. Cụ thể, một người cần ngủ trung bình từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Một giấc ngủ chất lượng sẽ đáp ứng đủ các tiêu chí: đủ thời gian, đủ sâu, đúng tư thế và cảm thấy khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng khi thức dậy. Mất ngủ là khi một trong các tiêu chí kể trên không được thỏa mãn, làm xuất hiện các triệu chứng như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy nhiều lần giữa đêm, dậy sớm hoặc dậy muộn với trạng thái uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ lại được,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống. 

    Hiện nay, mất ngủ có 2 dạng thức: mất ngủ cấp tính (không kéo dài quá 1 tháng) và mất ngủ mãn tính (lặp lại nhiều lần và diễn ra quá 1 tháng trở lên). Nhưng dù mất ngủ thoáng qua hay mãn tính đều gây ra những tác hại nhất định đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người mắc phải: 

    • Thường xuyên thấy buồn ngủ, tinh thần không tỉnh táo, dễ cáu gắt; 
    • Cơ thể mệt mỏi, thiếu linh hoạt; 
    • Khó tập trung khi làm việc và học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc,… 
    • Trên đây là những điều kiện cơ bản nhất để bạn tìm ra , từ đó chẩn đoán và chỉ định điều trị. 

    Mất ngủ gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần

    Nguyên nhân mất ngủ đến từ đâu? 

    1. Vấn đề sức khỏe 

    Một trong những nguyên nhân mất ngủ phổ biến nhất đến từ sức khỏe. Mất ngủ đôi khi dấu hiệu của các vấn đề bệnh lý như: viêm khớp, tim mạch, tuyến giáp, dị ứng, thay đổi nội tiết tố, trào ngược dạ dày thực quản, tâm thần,… Trong đó, các vấn đề tâm lý ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng giấc ngủ. Những đối tượng thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực trong công việc, học tập trong thời gian dài hoặc sang chấn do các biến cố đều khó có thể ngon giấc. 

    nguyên nhân mất ngủ

    Mất ngủ do sức khỏe sa sút

    Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ còn là nguyên nhân chính khiến bạn không thể nghỉ ngơi đủ đầy và mất năng lượng, như: hội chứng ngưng thở khi ngủ, mộng du, bồn chồn, hoảng sợ,… Việc sử dụng thuốc cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ, các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta giao cảm, nội tiết tố tuyến giáp, corticoid, hạ huyết áp Methyldopa,... 

    Ngoài ra, những thay đổi về cơ thể của phụ nữ trong thời gian mang thai cũng dẫn đến tình trạng mất ngủ. Phụ nữ sau sinh càng khó ngủ hơn do phải thường xuyên thức khuya chăm con hoặc còn đau vì vết thương ở tầng sinh môn hoặc vết sinh mổ. 

    2. Thói quen sinh hoạt 

    Thói quen sinh hoạt không điều độ và lành mạnh là nguyên nhân mất ngủ không thường xuyên mà nhiều người dễ mắc phải nhất. Theo đó, thời gian ngủ trung bình cần đáp ứng tối thiểu 7 – 8 tiếng mỗi đêm, con số này sẽ có chênh lệch theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người. Thông thường, người ngủ trưa nhiều sẽ trằn trọc, khó ngủ vào ban đêm, trong khi đó, chỉ cần tối đa 30 phút cho giấc ngủ trưa là đã đủ nạp năng lượng cho mọi hoạt động buổi chiều. 

    Bên cạnh đó, những người có lịch đi ngủ thất thường cũng có nguy cơ khó ngủ. Do nhịp sinh học cơ thể bị rối loạn, các hormone cần cho giấc ngủ sâu không tiết ra đủ liều lượng dẫn đến bồn chồn, thao thức và mệt mỏi khi thức giấc. 

    Nhiều người không thể vào giấc vì ăn quá nhiều trước giờ đi ngủ. Khi đó, thay vì nghỉ ngơi và phục hồi, dạ dày phải hoạt động cật lực để tiêu hóa thức ăn gây ợ hơi nóng, khó tiêu, đầy bụng, trào ngược,… 

    Mất ngủ còn đến từ nguyên nhân sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ thường xuyên hoặc dùng chất kích thích như thuốc lá, café, trà,… Ánh sáng xanh có trong đồ điện tử và các chất heroine (trong thuốc lá), caffeine (trong café) tác động đến hệ thần kinh khiến bạn không thể nào chợp mắt. 

    Ngoài ra, ít vận động thể chất cũng là nguyên nhân lớn gây mất ngủ và uể oải, choáng váng vào sáng hôm sau. Do khi vận động, cơ thể sẽ tiết ra hormone giúp ngủ ngon hơn. Bạn không cần phải vận động quá mạnh, chỉ cần tập vài động tác nhẹ nhàng trước và sau khi ngủ dậy là đủ để ngủ sâu và thư giãn.  

    nguyên nhân gây mất ngủ

    Thói quen sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân gây mất ngủ

    3. Vấn đề tuổi tác 

    Tuổi tác là nguyên nhân mất ngủ tương đối phổ biến. Càng lớn tuổi, giấc ngủ càng đến chậm hơn, nhắm mắt nhưng không ngủ được luôn là tình trạng thường trực mỗi đêm do cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa và suy yếu dần. Các nguyên nhân mất ngủ ở người cao tuổi chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân: thời gian tiếp xúc với ánh sáng hạn chế, giảm hoạt động thể lực và khả năng hồi phục chức năng các cơ quan (trí não, tim mạch, hô hấp, xương khớp,…),… 

    Những phương pháp tự nhiên giúp “đẩy lùi” nguyên nhân mất ngủ 

    Tìm kiếm các cách trị mất ngủ sẽ dễ dàng hơn khi bạn xác định đúng nguyên nhân mất ngủ. Hiện nay, nhiều người lao vào hành trình tìm lại giấc ngủ ngon thông qua nhiều cách, trong đó có 2 cách phổ biến là dùng thuốc và không dùng thuốc. Đối với các phương pháp khắc phục chứng mất ngủ tự nhiên, không dùng thuốc, thời gian áp dụng sẽ kéo dài hơn và đòi hỏi bạn phải thật sự kiên nhẫn. 

    Dưới đây là danh sách 5 cách tự nhiên chống mất ngủ mà bạn có thể tham khảo và áp dụng để ngủ ngon hơn mỗi ngày: 

    • Loại bỏ các nguyên nhân chủ quan: như thói quen bấm điện thoại ngay trước khi chợp mắt, sử dụng café, trà đậm, hút thuốc hay ăn quá nhiều vào ban đêm,… Hầu hết những trường hợp này bạn đều có thể tự điều chỉnh để lấy lại giấc ngủ ngon cho bản thân. 
    • Thực hành các liệu pháp thư giãn: tạo trạng thái thư giãn, thoải mái trước khi ngủ bằng cách nghe nhạc, đọc sách, viết nhật ký, vẽ tranh, massage, ngâm chân với nước ấm, dùng tinh dầu,... 
    • Vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ: có thể bạn sẽ cần đến các bài tập vận động đơn giản để cơ thể thả lỏng và nhanh chóng vào giấc hơn. Thời lượng cho các bài tập này cần ít nhất 30 phút, tránh vận động quá mạnh khiến cơ thể mất cân bằng. 
    • Dùng các loại trà thảo mộc: như trà hoa cúc, trà hoa đậu biếc,… vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp ngủ ngon, ngủ sâu. 
    • Vệ sinh giấc ngủ: phòng ngủ sẽ thông thoáng, giúp bạn vào giấc nhanh hơn nếu được vệ sinh, dọn dẹp thường xuyên. Bên cạnh đó, trước khi ngủ, bạn cũng cần điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng phòng phù hợp, đảm bảo không gian yên tĩnh, hoặc có thể kết hợp với những giai điệu du dương, nhẹ nhàng để ngủ ngon hơn. Đặc biệt, phòng ngủ dễ chịu không thể thiếu bộ chăn, drap, gối, nệm êm ái. Bạn cũng cần kiểm tra xem tấm nệm có đảm bảo đủ độ đàn hồi, nâng đỡ hay không để giữ cơ thể nhẹ nhàng trong suốt giấc ngủ. Hơn thế, tấm nệm có độ nâng đỡ tốt còn giúp duy trì cột sống liền lạc, ở vị trí thoải mái nhất, tránh các cơn đau mỏi, tê nhức khi thức dậy. 

    lí do mất ngủ

    Nệm cao su Liên Á hỗ trợ bạn ngủ ngon giấc

    Nguyên nhân mất ngủ chủ yếu xuất phát từ các vấn đề sức khỏe và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Chữa mất ngủ thường kết hợp điều trị nguyên nhân, đảm bảo loại trừ các nguy cơ về sức khỏe, giúp bạn ngủ sâu và dậy sảng khoái, tinh thần tươi mới mỗi ngày. Các biện pháp chữa mất ngủ tự nhiên hỗ trợ cải thiện giấc ngủ hiệu quả nhất. Nếu bạn cần vật dụng phòng ngủ êm ái, thoải mái, Liên Á chắc chắn sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của bạn. Liên hệ ngay hotline 18009003 để được hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc! 

    Sản phẩm liên quan