Toggle Nav

Đốt Tết Hết Mùng - Năm Mới Tưng Bừng

ngày thần tài
Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

     

    Những ngày Tết thường được vương vấn đến hết ngày mùng 10 tháng Giêng với suy nghĩ còn mùng là còn Tết. “Đốt” Tết ngày mùng 10 được coi là ngày tổng kết dọn Tết để trở lại công việc thường ngày.

    Theo phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên, ngày Tết con cháu thường mời ông bà cùng về thưởng Tết, hết Tết lại làm cơm cúng tiễn ông bà trở về âm cảnh. Những ngày Tết chính thường kéo dài tới mùng 3 Tết (âm lịch) hoặc ngày khai hạ mồng 7 Tết, được coi là tiệc xuân đã mãn, con cháu làm lễ hóa vàng cáo tiễn tổ tiên. Sau đó, không khí Tết vẫn còn dư âm tới ngày mùng 10, gặp gỡ bạn bè, hẹn hò đầu năm, chơi thưởng Tết. Ngày 10 tháng Giêng như cái mốc kết thúc ngày Tết, gia đình dọn lại các món Tết còn dư thành bữa tiệc cuối, tổng kết “đốt” Tết. Nhà cửa hết trang trí Tết, không khí sinh hoạt thường ngày trở lại.

    Việc đánh dấu ngày hết Tết không chỉ tạo thêm một sự kiện ý nghĩa cho gia đình, mà còn giúp bạn đánh thức tâm trí và tinh thần để trở lại công việc nhịp sống hàng ngày một cách hiệu quả. Thử vài hoạt động dưới đây để sự kiện “đốt” Tết mang lại niềm vui hứng khởi cho năm hoạt động mới của bạn nhé.

    1. Tổ chức tiệc “đốt” Tết

    Cũng với mục đích giải phóng các món dư ngày Tết, nhưng bạn có thể khiến bữa tiệc kết lại ngày Tết trở nên thú vị hơn nhiều. Tụ tập bạn bè, hoặc các gia đình cùng chơi chung nhóm trong một buổi tiệc buffet, mỗi người mang theo món ăn Tết nhà mình, có thể chuẩn bị thêm vài món salad, món ăn kèm cho hấp dẫn. Chắc chắn bầu không khí vui vẻ, chia sẻ sẽ giúp bạn tiễn Tết thật dễ chịu và thêm kỷ niệm ngọt ngào.

    Tổ chức tiệc

    Tổ chức tiệc hết tết

    2. Mua vàng ngày vía Thần Tài

    Ngày 10 còn là ngày vía Thần Tài, nhiều người chọn mua một vài chỉ vàng vào ngày này không chỉ mang ý nghĩa tích trữ tài sản mà còn cầu mong năm mới được may mắn, sung túc, giàu sang, phú quý.

    mua vàng vía thần tài

    Mua vàng vía Thần Tài

    3. Mua muối về nhà

    Dân gian truyền lại câu thành ngữ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” với quan niệm cho rằng muối giúp bảo vệ gia đạo bình an, tình cảm mặn mà thắm thiết. Mua muối đầu năm cũng là để nguyện cầu sự nghiệp ngày càng thuận lợi và hanh thông, ăn nên làm ra.

    4. Xin chữ ông đồ đầu năm

    Đây là một nét văn hóa đẹp của dân tộc, thể hiện truyền thống hiếu học, trọng đạo. Việc xin chữ đầu năm còn có ý nghĩa mong cầu bình an và may mắn, công việc thành công, thuận buồm xuôi gió. Những chữ thường được nhiều người xin về trưng trong nhà năm mới gồm: Phúc, Tài, Lộc, Thọ, An

    Xin chữ thầy đồ

    Xin chữ thầy đồ

    5. Chuẩn bị sẵn sàng cho góc làm việc năm mới

    Trở lại guồng quay công việc sau chuỗi ngày nghỉ Tết sẽ mang lại chút ngại ngần cho bạn. Hãy thử khích lệ tinh thần bản thân bằng việc trang trí bàn làm việc với vật phẩm phong thủy hợp tuổi hợp mệnh. Hoặc sắm một chậu cây nhỏ đặt trên bàn cho thêm sinh khí và niềm vui.

    Thiết thực hơn nữa, bạn có thể chọn mua một bộ gối tựa cổ với nệm tiện dụng để thư giãn phù hợp trong ngày làm việc. Những vật dụng hữu ích và đa năng này sẽ giúp bạn thêm phấn chấn và đảm bảo sức khỏe khi đi làm.

    Góc làm việc mới

    Góc làm việc đầu năm

    Chọn mua gối tựa cổ: https://www.liena.com.vn/goi-cao-su-lien-a-travelmate

    Chọn mua nệm tiện dụng đa năng: https://www.liena.com.vn/nem/nem-tien-dung