Toggle Nav

Nệm Cao Su Bị Đen - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Phù Hợp

nệm cao su bị đen
Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Nệm cao su bị đen không phải là tình trạng quá hiếm gặp nhưng để lại nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Nệm bị đen không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của bạn nếu không được xử lý kịp thời. Trong nội dung dưới đây, Liên Á xin gửi đến bạn các giải pháp khắc phục tình trạng nệm cao su xuống cấp bị đen hiệu quả!  

    Tại sao nệm cao su bị đen? 

    1. Nệm bị đen sau nhiều năm sử dụng 

    Nệm là vật dụng phòng ngủ quen thuộc của nhiều gia đình và gắn bó với mọi người trong phần lớn thời gian. Tuy nhiên, mỗi loại nệm đều có tuổi thọ nhất định. Việc sử dụng nệm liên tục trong nhiều năm liền khó tránh khỏi tình trạng nệm xuống cấp. Nệm cao su bị đen là một trong những dấu hiệu phổ biến cho thấy nệm đang trong quá trình lão hóa. Nếu nệm vẫn đáp ứng độ thoải mái khi nằm, bạn chỉ cần tìm cách vệ sinh đúng để khắc phục. Ngược lại, khi nệm không chỉ đen mà còn kèm theo mùi hôi, võng lún sâu, chai cứng,… không còn đủ đàn hồi, bạn nên cân nhắc thay nệm mới để đảm bảo chất lượng nghỉ ngơi tốt nhất cho cả gia đình. 

    nệm cao su bị đen

    Nệm cao su bị đen sau nhiều năm sử dụng

    2. Nệm đặt trong môi trường ẩm thấp, dính chất lỏng 

    Độ ẩm không khí và tình hình thời tiết thất thường là nguyên nhân khiến hầu hết nệm cao su bị đen nhanh chóng, đặc biệt trong mùa nồm ẩm. Nồm ẩm là kiểu thời tiết đặc trưng của miền Bắc nước ta thường diễn ra vào khoảng tháng 2 đến hết tháng 4 hàng năm. Dấu hiệu mùa nồm ẩm về là hơi nước đọng trên khắp các vật dụng trong không gian khiến việc sinh hoạt trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Mùa nồm ẩm còn là điều kiện để vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh mẽ trong mọi ngóc ngách của ngôi nhà, không loại trừ nệm ngủ. 

    Tuổi thọ của nệm phụ thuộc rất lớn vào cách bạn bảo quản, vệ sinh định kỳ, cũng như vị trí bạn đặt nệm. Theo đó, giường nệm đặt quá gần cửa sổ sẽ dễ bị hắt nước khi trời mưa, kèm theo bụi bẩn từ môi trường bên ngoài khiến nệm tụ ẩm, đổi màu, ố vàng và chuyển sang màu đen nếu không vệ sinh kịp thời. Ngoài ra, việc ăn uống trên nệm theo thói quen có thể dẫn đến việc làm đen nệm và nệm cao su bị hôi khi sơ ý làm đổ nước lên bề mặt. Khi chất lỏng tích tụ trong nệm không được xử lý triệt để và đúng cách sẽ tạo điều kiện để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi gây kích ứng da và hô hấp. 

    nệm cao su lâu ngày bị đen

    Vết bẩn dính lâu ngày khiến nệm đen

    3. Vệ sinh nệm không đúng cách 

    Để đối phó với tình trạng nệm cao su bị mốc, bị đen, vệ sinh nệm là việc cần được ưu tiên hàng đầu. Lịch vệ sinh nệm cần tiến hành thường xuyên và đều đặn, bởi không chỉ do tác động từ thời tiết hay chất lỏng phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nệm cao su bị đen còn do tiếp xúc với cơ thể và hấp thụ mồ hôi lâu ngày, từ đó thấm sâu qua lớp áo bọc nệm và tiến vào phần lõi bên trong, trở thành tác nhân âm thầm khiến nệm bị xuống cấp. 

    nệm cao su đen

    Không vệ sinh nệm đúng cách

    4. Nệm tiếp xúc với nhiệt độ cao 

    Nhiệt độ là tác nhân khiến nệm cao su bị đen nhanh nhất. Nhiều gia đình đặt nệm quá gần cửa sổ hoặc sử dụng vách kính để mở rộng tầm view từ giường ngủ, nhưng ánh mặt trời chiếu qua cửa kính và hắt lên nệm lâu ngày sẽ khiến nệm bị đen. Ngoài ra, nhiệt độ cao từ bàn ủi, máy sấy cũng ảnh hưởng đến nệm. 

    nệm cao su thiên nhiên bị đen

    Nệm cao su bị đen tiếp xúc nhiều với nguồn nhiệt lớn

    Làm thế nào để khắc phục nệm cao su bị đen? 

    1. Xử lý nệm cao su bị đen bằng các chất tẩy rửa truyền thống 

    Đối với những vết đen nhỏ trên nệm được phát hiện kịp thời, bạn có thể xử lý ngay tại nhà bằng các nguyên liệu dễ tìm như chanh, cồn, bột giặt hoặc baking soda. Cách dùng các nguyên liệu này cũng rất đơn giản, chỉ cần cho trực tiếp lên chỗ nệm bị đen và dùng khăn khô thấm hết nước bẩn. Do cao su có cấu trúc bọt hở nên lượng nước bẩn bị hút vào trong ruột nệm sẽ thoát ra dễ dàng. Nhờ khả năng thoáng khí tự nhiên, nệm sẽ tự khô nhanh chóng. 

    Nếu vết đen trên nệm lớn và cứng đầu, bạn hãy thử dùng các loại hóa chất chuyên dụng để xử lý, như dung dịch chlorine dioxide, amoniac, thuốc tím,… Theo chuyên gia, các loại chất tẩy có chứa mold barrier và encapsulate trong thành phần là một gợi ý tuyệt vời giúp ngăn nấm mốc phát triển trong nệm. Chỉ cần thoa một lượng chất tẩy vừa đủ lên vùng nệm cần làm sạch kết hợp dùng bàn chải chà nhẹ, bề mặt nệm sẽ được cải thiện hơn nhiều.

    xử lý nệm cao su bị đen

    Sử dụng chất tẩy chuyên dụng xử lý nệm bị đen

    2. Liên hệ dịch vụ vệ sinh nệm tại nhà 

    Dịch vụ vệ sinh nệm tại nhà là lựa chọn tốt nhất nếu bạn quá bận rộn. Đây không chỉ là giải pháp về mặt thời gian vệ sinh cho khu vực nghỉ ngơi mà còn đảm bảo hiệu quả tối đa, từ tấm nệm cao su bị đen sẽ trở lại như mới nhờ phương pháp vệ sinh an toàn, chuyên nghiệp từ đội ngũ có tay nghề. 

    Dịch vụ vệ sinh nệm Liên Á hiện đã mở rộng khắp các quận TP.HCM, không chỉ áp dụng với nệm cao su mà còn có cả nệm lò xo từ nhiều thương hiệu khác nhau. Thời gian thực hiện dịch vụ vệ sinh thuận tiện, tùy theo nhu cầu của khách hàng. Thao tác luôn có sự hỗ trợ của máy móc chuyên dụng giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, khi tiếp cận các dịch vụ này, bạn còn nhận được ngay các ưu đãi hấp dẫn. 

    vệ sinh nệm bị đen

    Xem chi tiết: Dịch vụ vệ sinh nệm Liên Á 

    Nệm cao su bị đen là trường hợp phổ biến khi sử dụng nệm. Chỉ cần theo dõi kỹ lưỡng tình trạng nệm nằm, bạn sẽ dễ dàng tìm được cách vệ sinh phù hợp. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào và cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ ngay đến Liên Á tại hotline: 18009003 để được hỗ trợ kịp thời! 

    Sản phẩm liên quan