Toggle Nav

Giấc Ngủ Bé Yêu - Giấc Ngủ Ngon Cho Bé

Đăng trên: Ngủ Ngon

Mục Lục

    Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, hành vi, ngôn ngữ và trí tuệ của trẻ. Ngủ đủ là lúc não bộ của bé phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình phát triển đó luôn được diễn ra, các bậc cha mẹ cần phải tuân thủ những thói quen ngủ ngoan, ngủ đúng cho trẻ.

    giấc ngủ đầu nôi của trẻ sơ sinh

    Ảnh: Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    Hãy cùng Liên Á tìm hiểu về giấc ngủ cho trẻ sơ sinh cũng như phương pháp giúp trẻ ngủ đủ giấc để chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn.

    I. Tầm quan trọng của giấc ngủ trẻ sơ sinh?

    Trong những ngày đầu mới chào đời, giấc ngủ của trẻ sơ sinh trung bình từ 16 -18 giờ mỗi ngày. Trẻ thường chỉ ngủ từng giấc ngắn, không phân biệt ngày đêm và không có giờ giấc cố định. Giấc ngủ không chỉ giúp bé tái tạo năng lượng mà còn giúp kích thích não bộ bé phát triển. Ngủ chính là một nền tảng quan trọng đối với sự phát triển của bé. 

    giấc ngủ cho bé

    Ảnh: Tầm quan trọng giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

    Trong thời kỳ đầu, bộ não trẻ nhỏ năng suất hoạt động ở mức đáng kinh ngạc, liên tiếp phát triển và tạo những mối liên hệ mới giữa các tín hiệu với tốc độ rất nhanh. Bé liên tục ghi nhận những thông tin mới về thế giới xung quanh, để rồi trong khi ngủ các thông tin này sẽ được xử lý và lưu trữ trong “bộ thông tin” của bé. Chính vì vậy, giấc ngủ rất quan trọng trong việc cơ thể bé nghỉ ngơi để tích trữ năng lượng, phát triển và lớn lên.

    II. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

    Đối với việc trẻ sơ sinh hay bị tỉnh giấc ngủ và quấy khóc vào ban đêm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó sẽ có một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó ngủ của bé.

    1. Nguyên nhân sinh lý giấc ngủ

    Theo các chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ nhỏ và người trưởng thành, giấc ngủ thường chia thành: Rapid Eye Movement (REM) và Non Rapid Eye Movement (Non-REM). Liên quan về giấc ngủ của trẻ sơ sinh thì hai giai đoạn này có thời gian ngủ gần như nhau.

    Các bạn có thể hiểu đơn giản về quá trình của hai giai đoạn này là khi ngủ các cơ quan hô hấp sẽ hoạt động tăng cường khiến trẻ nhỏ thở nhanh và tăng nhịp tim. Lúc này, chỉ cần những tiếng động nhỏ hay một cử động nhẹ cũng khiến cho trẻ nhỏ bị thức giấc.

    giấc ngủ trẻ nhỏ

    Ảnh: Các nguyên nhân khiến cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng

    2. Nguyên nhân bệnh lý khiến giấc ngủ của trẻ nhỏ bị gián đoạn

    Đây là một trong những nguyên nhân các bậc phụ huynh cần lưu ý, vì trong nhiều trường hợp trẻ sơ sinh khó ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh lý:

    - Thiếu vi chất: Khi trẻ nhỏ thiếu những chất như kẽm, magie, sắt… có thể dẫn đến tình trạng còi xương. Lúc đó, cơ thể của bé sẽ luôn mệt mỏi và khiến trẻ ngủ không sâu giấc, quấy khóc và hay ngủ gà vào ban ngày. Do đó, trẻ hay tỉnh giấc và khó ngủ vào ban đêm.

    - Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Đối với trường hợp này, trẻ sẽ có biểu hiện thở khò khè, khó thở, hay thở bằng miệng… Tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ sơ sinh khó ngủ và quấy khóc mẹ.

    3. Nguyên nhân khác ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    Ngoài hai nguyên nhân chính trên, có một số lý do khác như môi trường ngủ của bé ồn ào; trẻ bị tỉnh giấc do tã, bỉm ẩm ướt; trẻ ngủ nhiều vào ban ngày; trẻ quen được ẵm, bồng, đưa võng khi ngủ…

    III. Cơ cấu giấc ngủ của trẻ nhỏ

    Trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ nhỏ sẽ là một đoạn đường chông gai, giấc ngủ của trẻ cũng không ngoại lệ. Giấc ngủ của trẻ thường thay đổi và phát triển theo độ tuổi và không gian sống. Vậy để quá trình thay đổi này xảy ra không gây khó khăn đến việc chăm sóc trẻ của các phụ huynh, hãy cùng tìm hiểu về cơ cấu giấc ngủ của trẻ theo thông tin dưới đây:

    giấc ngủ của trẻ

    Ảnh: Những cơ cấu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    1. Thời gian ngủ đủ cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    Tùy theo từng độ tuổi mà trẻ có thời gian ngủ mỗi ngày là khác nhau, thời gian ngủ cho trẻ có thể lên tới 18 tiếng/ngày. Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

    thời gian giấc ngủ của bé

    Ảnh: Thời gian giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    - Trẻ từ 1 – 4 tuần: Đây là giai đoạn trẻ cần được ngủ nhiều nhất, trung bình cần ngủ từ 15-18 giờ mỗi ngày.

    - Trẻ từ 1 – 4 tháng: Khi trẻ từ tuần thứ 6 trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút trung bình cần ngủ đủ giấc từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày.

    - Trẻ từ 4 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: Trong giai đoạn này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu giống với người lớn, nên giai đoạn này rất quan trọng trong việc hình thành một thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ, trung bình trẻ sẽ ngủ đủ giấc được 12 – 15 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, cần lưu ý trong giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần tập cho trẻ thói quen ngủ 2 lần vào ban ngày để trẻ có thể ngủ đủ giấc vào ban đêm, tốt cho sự phát triển của trẻ.

    - Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ được từ 1 tuổi trở lên giấc ngủ buổi sáng sẽ dần ít đi, và thường chỉ ngủ một giấc ngắn vào buổi trưa.

    - Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Trong giai đoạn này, thời gian ngủ trưa của bé sẽ ngắn đi, điều này sẽ tốt cho bé vì ở độ tuổi này bé đã có thể hình thành được thói quen ngủ của mình. Trung bình bé cần ngủ từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày.

    - Thời gian ngủ của trẻ từ 6 – 12 tuổi: Thời gian ngủ trung bình của bé từ 7 – 12 tiếng mỗi ngày. Ở độ tuổi này bé đã có nhiều hoạt động ở trường, xã hội và gia đình nên buổi tối thường ngủ sớm hơn.

    - Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên: Ở giai đoạn này, các bé có nhiều hoạt động hơn nên giấc ngủ rất quan trọng để lấy lại sức khỏe. Thời gian ngủ của bé cần ngủ đủ 7 – 11 tiếng mỗi ngày.

    2. Giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    Các bạn sẽ thắc mắc vì sao các bé nhà mình thường hay vào giấc ngủ sâu chậm hay quấy khóc…vậy hãy để Liên Á giúp bạn giải đáp thắc mắc này:

    giấc gủ của trẻ sơ sinh

    Ảnh: Những giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    Giấc ngủ của trẻ gồm 4 giai đoạn:

    - Giai đoạn 1: Buồn ngủ - lúc này mí mắt của bé bắt đầu sụp xuống, hay chớp liên tục và ngủ gà ngủ gật.

    - Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ – trẻ vẫn có vận động, hay giật mình, vặn mình hoặc rên.

    - Giai đoạn 3: Ngủ sâu –  trẻ im lặng và không cử động.

    - Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu – lúc này, giấc ngủ của bé đã chìm rất sâu nên ba mẹ yên tâm, nhưng cũng cẩn thận không khiến bé bị giật mình, vì như vậy bé sẽ lại bắt đầu chuyển trở ngược lại giai đoạn đầu. Tất nhiên điều này sẽ không tốt cho cả bé và các bậc phụ huynh.

    IV. Phương pháp cho giấc ngủ của trẻ tốt nhất

    phương pháp giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    Ảnh: Các phương pháp tốt cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    1. Tập thói quen ngủ ngoan cho giấc ngủ của trẻ nhỏ

    Qua những giai đoạn giấc ngủ của bé, các phụ huynh chắc hẳn đã hiểu và nhận biết được dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ, khi đó các phụ huynh hãy cho bé đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ của bé. Nhưng làm thế nào để bé có được một thói quen ngủ ngoan, đó là sự trăn trở của nhiều phụ huynh.

    thói quen giấc ngủ của bé

    Ảnh: Những thói quen giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    Rèn luyện cho trẻ một thói quen ngủ ngoan không khó, các phụ huynh chỉ cần kiên trì lặp đi lặp lại những cơ bản sau đây là bé nhà mình đã có một thói quen ngủ ngoan rồi:

    - Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm

    Một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ và khi ra đời cũng duy trì thói quen như vậy. Trong vài ngày đầu sau sinh không thể thay đổi thói quen của bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu tập thói quen từ 2 tuần tuổi.

    Bạn cần chơi, hát và nói chuyện với bé càng nhiều vào ban ngày càng tốt để bé không ngủ nhiều vào ban ngày. Hạn chế loại bỏ các tiếng ồn thông thường như tiếng tivi, radio… khi trẻ thiu thiu ngủ hãy nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy. Về đêm, bạn cần giữ không gian yên lặng và nói khẽ khi cho trẻ bú cữ đêm, giữ phòng tối và yên tĩnh.

    - Dạy trẻ tự ngủ

    Bạn có thể bắt đầu dạy trẻ thói quen tự ngủ từ 6 – 8 tuần tuổi. Khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức, bạn hãy đặt trẻ vào trong nôi hay giường. Bạn hãy làm như vậy trong 8 tuần đầu sau sinh, vì như vậy sẽ tạo thành thói quen cho trẻ có thể tự đi vào giấc ngủ ngon mà không cần phải hát ru, nghe nhạc… Không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống nôi hay giường, vì như vậy sẽ tạo cho trẻ một thói quen xấu.

    2. Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

    Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có được ngon hay không cũng nhờ vào sự quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ. Sự chuẩn bị đó bao gồm 7 bước sau:

    - Cho trẻ ăn no trước khi ngủ

    - Tạo không khí bình yên giúp trẻ đến với giấc ngủ

    - Cho trẻ ngủ sớm

    - Dỗ giấc ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi

    - Tránh tạo sự kích thích quá mức lên giác quan khi cho trẻ ngủ

    - Sắp xếp giường ngủ cho trẻ với chăn và gối thật êm

    - Tạo sự thoải mái cho bé trước khi đi ngủ

    giấc ngủ của trẻ có quan trọng

    Ảnh: Các bước chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

    Trên đây là những thông tin cần thiết cho các phụ huynh đang có con nhỏ và đang lo lắng về giấc ngủ của bé yêu. Nếu trường hợp bé khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc không loại trừ ảnh hưởng của bệnh lý. Phụ huynh cần tiếp tục theo dõi và quan sát các biểu hiện khác của con để chủ động đưa bé đi khám sớm nếu thấy dấu hiệu bất thường.

    Sản phẩm liên quan